Thông qua việc thực hiện dự án: “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng bắc Cà Mau, tỉnh Cà Mau” thuộc Chương trình hỗ trợ, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 do Bộ KH&CN quản lý, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau) đã xây dựng thành công mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực đạt chuẩn VietGAP, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên cùng một diện tích sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa phương.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại tại tọa đàm: “Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ” do Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương) vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) tiềm năng: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí hiệu suất cao trên cơ sở vật liệu nanocomposit cho thiết bị quan trắc không khí tự động” do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) tài trợ, PGS.TS Chu Văn Tuấn và các cộng sự thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã chế tạo thành công cảm biến khí NH3, CO, NO2, SO2, H2 hoạt động ở nhiệt độ phòng trên cơ sở sử dụng vật liệu nanocomposit đã tổng hợp được làm lớp nhạy khí. Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tiễn, có thể thay thế thiết bị nhập ngoại.
Từ ngày 12-14/10/2023, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia sẽ diễn ra Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Thủ đô năm 2023 (Techfest Hanoi 2023) (gồm các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ) với chủ đề “Hà Nội kết nối vùng Thủ đô - sáng tạo và phát triển”. Sự kiện do UBND TP Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp tổ chức.
Phát biểu khai mạc toạ đàm “Ứng dụng dữ liệu dân cư vào định danh và xác thực điện tử trong ngành ngân hàng” diễn ra mới đây, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng thiết yếu trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành tài chính, ngân hàng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) trải dọc theo bờ biển dài hơn 600 km, sở hữu một hệ thống cảng biển quan trọng, có lợi thế cho phát triển Logistics. Tuy nhiên, để hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cất cánh việc phát triển này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là một trong những kết quả quan trọng đạt được của đề tài “Phát triển khu vực FDI trong thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam”, mã số KX.01.28/16-20 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì.