Trong quá trình xử lý của xe tự hành, ứng dụng kỹ thuật phân đoạn ảnh cung cấp các thông tin về không gian làn đường, phát hiện các đối tượng tham gia giao thông như ô tô, người đi bộ và các biển báo giao thông… để hỗ trợ cho xe tự lái. Kỹ thuật phân đoạn ảnh là việc phân loại ảnh thành các nhóm khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực phân đoạn ảnh sử dụng phân cụm. Bài báo trình bày phương pháp phân đoạn ảnh ứng dụng đối với xe tự lái sử dụng thuật toán phân cụm K-means, là thuật toán dựa trên học không giám sát (Unsupervised learning) để tách các đối tượng theo nhóm.
Hệ thống phần mềm quản lý đầu tư xây dựng (Investment Management Information System - IMIS 2.0) do các nhà khoa học thuộc Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin - EVNICT (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) nghiên cứu, phát triển vừa xuất sắc đoạt “Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022” tại hạng mục “Giải pháp xây dựng thông minh” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức ngày 1/12/2022 tại Hà Nội.
Trước những xu thế và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thừ 4 (CMCN 4.0), để hội nhập và phát triển thì chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu và là việc làm bắt buộc để các doanh nghiệp tối ưu phương thức hoạt động, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tối đa hóa chuỗi giá trị… và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) cũng không là ngoại lệ. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo “Chuyển đổi số: Nền tảng cho phát triển bền vững” do PETROVIETNAM vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Dự án “Nghiên cứu và phát triển nền tảng tự động phân tích và hiểu khách hàng ứng dụng trong bán lẻ, thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến” do PGS.TS Phan Xuân Hiếu (Chủ nhiệm dự án và các cộng sự thuộc Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện là một trong 32 dự án được Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigData), Tập đoàn Vingroup tài trợ với tổng kinh phí 10 tỷ đồng. Đến nay, sau 2 năm triển khai thực hiện, nhóm dự án đã hoàn thành tốt các nội dung nghiên cứu và đóng gói thành công 2 sản phẩm công nghệ chủ lực gồm: “DSMiner - hệ thống phân tích và thấu hiểu khách hàng” và “DSWatcher - hệ thống lắng nghe mạng xã hội”.
Dưới tác động của nền công nghiệp 4.0, lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và bảo hộ quyền tác giả (QTG) nói riêng có những biến chuyển nhất định. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và mạng internet làm đa dạng hoá các hành vi xâm phạm QTG, mở rộng quy mô và mức độ nguy hiểm của hành vi. Từ đó, đặt ra các yêu cầu đối với việc hoàn thiện và quy định pháp luật trong lĩnh vực SHTT. Bài viết phân tích xu hướng bảo hộ QTG ngày nay, trong đó tập trung vào hành vi xâm phạm QTG và các chế tài dân sự được áp dụng để răn đe và phòng ngừa hành vi xâm phạm.
Đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng các nguồn gen bản địa, ngày 28/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với nhiều quan điểm, trong đó có việc đẩy mạnh ứng ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống trong bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay công tác bảo tồn nguồn gen đã được quan tâm phát triển, đặc biệt một số nguồn gen vật nuôi đã triển khai thành hàng hóa và bảo tồn bền vững.
Nhằm xây dựng một hệ tri thức tổng hợp trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức, tăng cường nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), thúc đẩy phát triển đất nước, Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg, ngày 18/5/2017. Đây cũng là nền tảng kiến tạo những cơ hội lớn, thực tiễn cho phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Ngày 10/1/2018, cổng thông tin Hệ tri thức Việt số hoá đã được khởi động. Đến nay, Đề án đã hoàn thiện Platform Hệ tri thức và đẩy mạnh một số dự án thành phần trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đầu năm 2021, khi nhiều doanh nghiệp đang xoay sở giữa đại dịch Covid-19, English Language Speech Assistant (ELSA) - một startup công nghệ tại Silicon Valley do người Việt sáng lập và được đầu tư bởi quỹ của Google đã gọi vốn thành công vòng B với 16 triệu USD. Sau 7 năm thành lập, ELSA đã đạt hơn 40 triệu lượt tải trên hơn 100 quốc gia/vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng làm nên sự thành công “thần tốc” của startup này lại không đến từ công nghệ.
Nhu cầu tuyển dụng, cơ hội việc làm là hai khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay trên thế giới. Đó là 1 trong nhiều nhận định được các diễn giả đưa ra tại chuỗi hội thảo nghề nghiệp trực tuyến trong khuôn khổ chương trình Vòng tay nước Mỹ 10 (sự kiện quy mô lớn nhất do Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức thường niên, bao gồm chuỗi tọa đàm trực tuuyến và trực tiếp tại Washington D.C. từ ngày 6/8 đến 21/8/2022).
Đâu là những xu hướng không thể bỏ qua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và chúng có tác động ra sao đối với thị trường việc làm Việt Nam? TS Đinh Ngọc Minh - Giảng viên cấp cao ngành trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật phần mềm Đại học RMIT Việt Nam sẽ chia sẻ về vấn đề này nhân dịp hướng đến Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022 (AI4VN 2022) với chủ đề “AI phục hồi kinh tế, định hình tương lai”.