Ngày 01/10/2024 Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức “Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương năm 2024” trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024. Với mục tiêu giới thiệu, chia sẻ các kết quả nổi bật, mô hình thành công trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại địa phương của các trung tâm; chia sẻ những khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại địa phương trong giai đoạn sắp tới.
Ngày 01/10/2024, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Innovate Viet Nam 2024) và kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Đây là sự kiện kết nối và quy tụ các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam nhằm ghi nhận những kết quả đạt được trong 5 năm qua và tôn vinh những đóng góp của các chủ thể vào sự phát triển của hệ sinh thái, trong đó NIC đóng vai trò là đầu mối dẫn dắt.
Ngày 02/10/2024, Công ty Informa Markets Việt Nam đã tổ chức Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024. Đây là phiên bản đặc biệt của chuỗi Triển lãm MTA dành riêng cho thị trường miền Bắc, được tổ chức hằng năm tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội. Triển lãm quy tụ gần 100 gian hàng trưng bày các sản phẩm, thiết bị, công nghệ của gần 15 quốc gia/vùng lãnh thổ và kéo dài đến ngày 04/10/2024.
Ngày 27/9/2024, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp cùng với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Công ty Cổ phần thiết bị bay AgriDrone Việt Nam tổ chức khoá tập huấn “Vận hành phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái (UAV/Drone)” cho cán bộ khảo nghiệm thuốc BVTV trong nước.
Ngày 28/09/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) (Quyết định số 1671/QĐ-TTg). Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2015-2024 đã góp phần thu thập, lưu giữ, nhập nội, khai thác và phát triển nhiều nguồn gen có giá trị phục vụ đời sống và phát triển sản xuất tại nhiều địa phương trong cả nước.
Từ năm 2000, các nhà khoa học tại Viện Hóa học Các hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã thực hiện chuỗi đề tài nghiên cứu về thành phần lipid của sinh vật biển. Đã có hơn 500 mẫu sinh vật ở 3 vùng biển Việt Nam (Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ) được thu thập và khảo sát. Các kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học giải quyết một loạt vấn đề khi tìm hiểu về sinh vật biển, qua đó phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam.
Mới đây, Đại học Stanford, Mỹ đã công bố danh sách các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024 dựa trên số bài báo khoa học thuộc cơ sở dữ liệu Scopus được trích dẫn nhiều nhất [1, 2]. Đây là danh sách được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu khách quan, độc lập và phương pháp luận liên tục được cập nhật và phát triển để đáp ứng nhu cầu thông tin cũng như sự tiến bộ của công nghệ dữ liệu. Hiện nay, danh sách đang được các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học trên toàn cầu sử dụng rộng rãi để quảng bá và động viên những đóng góp lao động của các nhà khoa học.
TS Đào Phúc Lâm và các cộng sự thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (GTVT) - Bộ GTVT cùng với các cán bộ kỹ sư của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BMT vừa hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN “Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu. Phần 5: Bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng hàm lượng vật liệu bê tông nhựa cào bóc từ mặt đường cũ (RAP) từ trên 25 đến 50%”. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu RAP cần phải đáp ứng trước khi đưa vào thiết kế, chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm sử dụng hàm lượng RAP lên đến 50%, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhằm khai thác thế mạnh và tiềm năng của tỉnh Lào Cai trong việc chăn nuôi trâu thịt để đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng, du lịch và tiến tới xuất khẩu; Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt dự án “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sinh sản và trồng, chế biến cây thức ăn chăn nuôi nhằm phát triển bền vững đàn trâu hàng hoá theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai”. Dự án có mục tiêu là xây dựng mô hình trang trại và nông hộ chăn nuôi trâu sinh sản, trâu thịt đạt hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi truyền thống của địa phương. Sau gần ba năm triển khai, dự án đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội.
“Phương pháp kiểm tra - đánh giá năng lực người học bằng bài thi trắc nghiệm thích ứng trên máy tính” là công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Thái Hưng và nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên thuộc Khoa Quản trị Chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã dành nhiều năm để phát triển và hoàn thiện phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực người học bằng bài thi trắc nghiệm thích ứng trên máy tính (CAT), góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Sản phẩm của nhóm nghiên cứu (Hệ thống đánh giá năng lực người học bằng bài thi trắc nghiệm thích ứng trên máy tính của Trường Đại học Giáo dục - UEd-CAT) đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.