Trong những năm gần đây, nấm ăn trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong khoa học dược phẩm và thực phẩm. Trong đó, nấm Hoàng đế (Calocybe indica) là một trong những loài nấm ăn thương mại được quan tâm đặc biệt. Điểm nổi bật của loài nấm này là có năng suất cao, khả năng chịu hạn và nóng. Do đó rất phù hợp để phát triển tại những địa phương có xu hướng ngày một khô, nóng do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Thông qua việc thực hiện dự án: “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng bắc Cà Mau, tỉnh Cà Mau” thuộc Chương trình hỗ trợ, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 do Bộ KH&CN quản lý, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau) đã xây dựng thành công mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực đạt chuẩn VietGAP, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên cùng một diện tích sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa phương.
Ngày 13/11/2020, tại TP Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương; lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN; lãnh đạo các sở KH&CN; đại diện các doanh nghiệp, tổ chức chủ trì các dự án thuộc Chương trình...
Trong khuôn khổ Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, Công ty TNHH Thái Hòa đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế biến Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) và Độc hoạt (Angelica pubescens Ait.) theo GACP nhằm tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất thuốc tại tỉnh Kon Tum”. Kết quả thực hiện dự án đã giúp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, nâng cao thu nhập của doanh nghiệp và đời sống người dân...
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn mật độ cao tại tỉnh An Giang” được Trung tâm Giống thủy sản An Giang triển khai thực hiện đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, qua đó khẳng định được vị thế và vai trò của KH&CN trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi của người dân.
Sau 3 năm thực hiện, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Bớp, cá Hồng Mỹ tại tỉnh Khánh Hòa” thuộc Chương trình nông thôn miền núi, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN Khánh Hòa chủ trì, đã hoàn thành tốt các mục tiêu và nội dung được phê duyệt, đóng góp thiết thực vào việc phát triển ngành nuôi cá biển tại tỉnh Khánh Hòa.
Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) xây dựng mô hình nhân giống, sản xuất thương phẩm cây bưởi da xanh, cây cam trên địa bàn tỉnh Bến Tre” được triển khai thực hiện bởi Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN) phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam đã và đang thu được nhiều kết quả tích cực. Trong khuôn khổ của dự án, lớp tập huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh, cam sành, cam xoàn vi ghép theo tiêu chuẩn VietGAP đã được tổ chức tại xã Nhơn Thạnh (TP Bến Tre), thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân tham dự.
Năm 2017, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nhân giống và sản xuất các giống cam V2, CT36, BH chất lượng cao tại vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa”. Với mục tiêu tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhân giống và canh tác các giống chất lượng cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo..., đến nay dự án đã triển khai được 2/3 chặng đường, bước đầu đã có những kết quả tích cực tác động từ việc triển khai thực hiện dự án tại các vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Dự án “Chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng chuối già Philippines đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở vùng U Minh Hạ” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 -2025, được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện từ năm 2017. Với mục tiêu tiếp nhận và làm chủ được quy trình kỹ thuật để xây dựng mô hình nhân giống vô tính chuối già Philippines và giống chuối xiêm địa phương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân vùng U Minh Hạ, đến nay Dự án đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) xây dựng một số mô hình nuôi thủy sản phù hợp nhằm tạo sinh kế bền vững cho các xã ven đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025. Kết quả thực hiện dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực cho địa phương.