Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) là một trong những chương trình quan trọng của Chính phủ nhằm phát triển sản phẩm đặc trưng của các địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác gắn với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình OCOP đã được triển khai mạnh mẽ và có những đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó: 16 sản phẩm đạt OCOP 4 sao; 253 sản phẩm đạt OCOP 3 sao; 2 sản phẩm tiềm năng đạt OCOP 5 sao. Chương trình này đã được triển khai rộng rãi tại tất cả 13 huyện, thị xã và thành phố, với sự tham gia của 160 chủ thể, bao gồm 23 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã và 95 cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh. Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được một số thành công nhất định trong việc phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn trong công tác quản lý chất lượng. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP không chỉ liên quan đến các quy trình sản xuất mà còn liên quan đến việc xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Ngày 21/04/2025, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị “Ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh”. Đây là hoạt động thiết thực triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá S.T.I.D quốc gia, cũng như Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 06/05/2023 của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có.
Ngày 18/04/2025, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025-2030 nhằm phát triển hoạt động S.T.I.D theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển S.T.I.D quốc gia.
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Huế đang thử nghiệm mô hình đánh giá hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức dựa trên dữ liệu số. Đây là một trong những bước quan trọng chuẩn bị cho việc chuyển toàn bộ hoạt động hành chính của TP Huế lên không gian số, dự kiến bắt đầu từ tháng 07/2025.
Ngày 17/04/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số cho tỉnh Bình Thuận - Vấn đề và giải pháp” nhằm phát triển các mô hình chuyển đổi số hướng tới kết hợp giữa các công nghệ thông tin và truyền thông với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, văn hóa và du lịch để tạo ra một cộng đồng thông minh và bền vững.
Dù không còn giữ vị trí cao như năm 2023, TP Huế vẫn chứng minh được sự ổn định trong công tác quản trị hành chính và nhận được đánh giá tích cực từ người dân. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các địa phương, những kết quả mà TP Huế đạt được vẫn thể hiện nỗ lực duy trì tính minh bạch, hiệu quả và thân thiện trong hoạt động công vụ.
Ngày 15/04/2025, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển kinh tế đô thị trong bối cảnh mới - Từ thực tiễn đến bài học kinh nghiệm cho TP Huế”. Mục tiêu của Hội thảo nhằm tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận về các kinh nghiệm, giải pháp phát triển kinh tế đô thị bền vững phù hợp với đặc điểm riêng biệt của TP Huế.
Ngày 16/04/2025 tại Sơn La, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Lễ khánh thành đập Sabo đầu tiên của Việt Nam. Đập được xây dựng trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc do JICA tài trợ.
Ngày 12/04/2025, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Chương trình đào tạo tiên tiến ngành Thú y, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác đào tạo quốc tế với Đại học Queensland (Úc). Sự kiện là dịp tri ân, nhìn lại chặng đường phát triển và tiếp tục khẳng định cam kết nâng cao chất lượng đào tạo thú y theo chuẩn quốc tế.
Diễn đàn “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển” đã được tỉnh Bắc Ninh tổ chức mới đây. Đây là dịp để Bắc Ninh tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm phác thảo, định hướng mô hình tổ chức, hoạt động của các dự án trọng tâm, đột phá về phát triển trên địa bàn trong cuộc cách mạng về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.