Khác với nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp thông minh giúp tối ưu hóa hiệu suất, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Việc sử dụng robot trong sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất trồng trọt và giảm thiểu sức lao động của con người. Tuy nhiên, việc áp dụng robot đối mặt với thách thức về chi phí đầu tư, kỹ năng và kiến thức, tích hợp hệ thống, điều kiện địa lý và khí hậu, bảo mật dữ liệu và thiếu quy định. Nhưng trong tương lai, robot trong nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển, trở thành một phần không thể thiếu của nền nông nghiệp bền vững.
Nhóm nghiên cứu Trường Đại học RMIT Việt Nam đã nghiên cứu chuyển cellulose vi khuẩn lấy từ màng sinh học hình thành khi lên men kombucha thành một loại vải vừa bền vừa thân thiện với môi trường, có khả năng cách mạng hóa sản xuất thời trang.
Trong những năm gần đây, công nghệ xe tự lái đã đạt được những bước tiến vượt bậc, hứa hẹn mang lại một tương lai giao thông an toàn và hiệu quả hơn. Các tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này bao gồm sự phát triển của công nghệ cảm biến như camera, radar và lidar, cùng với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu, học máy và sự xuất hiện của công nghệ V2X (Vehicle-to-Everything) đã mở ra khả năng giao tiếp giữa xe với cơ sở hạ tầng giao thông và các phương tiện khác, giúp tối ưu hóa việc quản lý và vận hành giao thông một cách thông minh, an toàn.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông qua đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh nội tại của các chủng Lactobacillus để tạo chế phẩm probiotic an toàn dùng cho người”, mã số ĐTĐL.CN-59/19 thuộc Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017-2025, các nhà khoa học của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) đã lựa chọn được 4 chủng có tiềm năng và an toàn nhất để sản xuất chế phẩm probiotic; đồng thời xây dựng công nghệ sản xuất chế phẩm probiotic với mật độ tế bào sống cao (1010CFU/g), ổn định và tạo được chế phẩm probiotic an toàn dùng cho người, với mật độ trên 109CFU/lọ, tỷ lệ sống trên 90% sau 12 tháng bảo quản.
Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số nội dung về đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp sáng tạo (KNST). Theo tờ trình của Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động ĐMST, KNST ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thông qua việc thực hiện thành công nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo Nghị định thư “Giao thông tương lai: Mô hình và giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại”, mã số NĐT/DE/21/30, TS Lê Thu Huyền và các cộng sự thuộc Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) đã xây dựng và phát triển thành công mô hình đánh giá hệ thống giao thông đô thị bền vững cho các đô thị điển hình ở Việt Nam, phục vụ phát triển giao thông đô thị bền vững trong tương lai.
Với quan điểm, lấy khoa học và kỹ thuật làm nền tảng, lấy chất lượng tạo ra giá trị, những năm gần đây, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tổng hợp Cao Sơn (PITECH) đã không ngừng sáng tạo, phát triển và trở thành một trong những công ty sản xuất tấm nhựa PVC hàng đầu Việt Nam. Thương hiệu PITECH PVC là nguồn vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để nâng tầm không gian sống của mọi gia đình trở nên hoàn mỹ.
Dự án “Hợp tác xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam” (dự án VKIST) đã chuẩn bị bước vào giai đoạn 2. Chính vì vậy, dự án "Bắc cầu Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST)" là bước chuyển tiếp quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn 2 sắp tới. Dự án có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của VKIST nói riêng cũng như đối với mối quan hệ hợp tác giữa Bộ KH&CN nói chung, tạo cơ hội để cùng xây dựng VKIST trở thành cầu nối trong lĩnh vực KH&CN như kỳ vọng của hai Chính phủ. Tạp chí KH&CN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Vũ Đức Lợi, Viện trưởng VKIST về dự án này.
Vận tải là một trong những khâu công nghệ chính của quá trình sản xuất trên mỏ lộ thiên. Giá vận tải ngày càng tăng khi tăng chiều sâu mỏ... Trong cơ cấu chi phí vận tải, chi phí nhiên liệu và vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60-65% giá thành vận tải). Mức tiêu hao nhiên liệu, vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đường, độ dốc đường, cung độ và chiều cao nâng tải. Từ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, TS Đỗ Ngọc Tước và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành áp dụng công nghệ nâng cao chất lượng mặt đường bằng cấp phối đá dăm, công nghệ cào bóc tái chế nguội cùng công nghệ gia cố xi măng phụ gia chống trương nở trên tuyến đường trong khai trường của Công ty Cổ phần than Cao Sơn, góp phần tăng năng suất vận tải, giảm nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm môi trường mỏ.
Thạch giảm ho, giảm cảm cúm cho trẻ em và người lớn được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như nghệ, quất, tía tô, diếp cá, sả, bạc hà, cam thảo, mật ong. Sản phẩm hướng đến đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe an toàn, bền vững trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ miễn dịch sau đại dịch COVID-19. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp khoa học hiện đại, tối ưu hóa công thức, quy trình chế biến, và đánh giá cảm quan sản phẩm. Kết quả cho thấy, sản phẩm đạt độ ổn định về cảm quan và hóa lý trong suốt 6 tháng bảo quản, hứa hẹn tiềm năng phát triển sản phẩm thảo dược tiện dụng, hiệu quả.