Mới đây, tại Khánh Hòa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo hướng dẫn triển khai Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030.
Ngày 12/08/2024 tại Đà Nẵng, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia mã số KX.01/21-30, KX.06/21-30, KX.07/21-30 và Học viện Chính trị khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học “Một số Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia phục vụ mục tiêu đổi mới, hội nhập và phát triển”.
Để triển khai Nghị Quyết của Trung ương, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã xây dựng Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam vào năm 2050” đến năm 2030. Để hoàn thiện khung Chương trình, ngày 18/07/2024, tại Hà Nội, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo xây dựng và hoàn thiện khung Chương trình này nhằm lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ra thông báo kêu gọi đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thuộc các Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) trải dọc theo bờ biển dài hơn 600 km, sở hữu một hệ thống cảng biển quan trọng, có lợi thế cho phát triển Logistics. Tuy nhiên, để hệ thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cất cánh việc phát triển này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là một trong những kết quả quan trọng đạt được của đề tài “Phát triển khu vực FDI trong thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam”, mã số KX.01.28/16-20 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì.
Hệ thống tài chính xanh với 4 trụ cột chính: trung gian tài chính xanh, các công cụ huy động vốn xanh, các doanh nghiệp đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh. Hiện nay, thị trường tài chính xanh của Việt Nam mới đang ở trong giai đoạn phát triển rất sơ khai. Đã có một số hoạt động, sản phẩm được giới thiệu ra thị trường, nhưng chưa thực sự trở thành một xu hướng đầu tư, phát triển. Do đó, Nhà nước cũng như các bên liên quan cần có các hành động tích cực hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính xanh, hướng đến nền kinh tế xanh. Đó là những phát hiện và đề xuât chính của đề tài cấp nhà nước “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam”, mã số KX.01.27/16-20 do PGS.TS Trần Thị Thanh Tú - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia làm chủ nhiệm.
Kinh tế tư nhân (KTTN) tại Việt Nam được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước (không bao gồm khu vực FDI), bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hiện nay, KTTN tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp (DN) tư nhân, công ty TNHH, công ty CP (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. Kết quả nổi bật của đề tài cấp nhà nước “Tăng cường liên kết kinh doanh để phát triển KTTN Việt Nam”, mã số KX.01.26/16-20 do PGS.TS Đào Thu Giang chủ nhiệm, Trường Đại học Ngoại thương chủ trì đã phân tích sự thuận lợi, mức độ hài lòng, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển KTTN Việt Nam.
Khu vực doanh nghiệp (DN), nhất là khu vực DN nhỏ và vừa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong các báo cáo điều tra về hoạt động DN cho thấy, khu vực DN này đang gặp nhiều rào cản so với các DN có quy mô lớn. Một trong những rào cản lớn nhất mà các DN nhỏ và vừa đối diện đó là tiếp cận tài chính, tiền tệ. Có thể thấy, tiếp cận tài chính được xem là yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng, năng suất, đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động tài chính của DN, do đó, những rào cản về mặt tài chính - tiền tệ (bao gồm, cả cấp độ vi mô và vĩ mô) có tác động tiêu cực lên sự phát triển của DN. Trước tình hình trên, các chuyên gia thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ rào cản tài chính tiền tệ đối với các DN Việt Nam thông qua đề tài “Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”, mã số KX.01.18/16-20.
Đánh giá được thực chất hiệu quả, từ đó tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của đầu tư nhà nước cho dịch vụ y tế là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài cấp quốc gia: “Đánh giá mô hình và hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho dịch vụ công thiết yếu trong thời gian qua và đề xuất mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho dịch vụ công thiết yếu đến năm 2025, tầm nhìn 2035”, mã số KX.01.14/16-20 do PGS.TS Nguyễn Vĩnh Thanh - Học viện Chính trị Khu vực 1 làm chủ nhiệm.
Những năm gần đây, nghiên cứu lý luận về phát triển xã hội đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các nhà nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm “phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội”, chỉ ra một số mô hình phát triển trên thế giới và đề xuất một số phương hướng cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, phát triển xã hội được coi là phát triển lĩnh vực xã hội trong một tổng thể kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Phát triển xã hội xét đến cùng là phát triển con người, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các giai tầng xã hội, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội. Đây cũng chính là những kết quả nổi bật mà đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: “Tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam”, mã số KX.01.23/16-20 do PGS.TS Nguyễn Đức Chiện (Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) chủ trì thực hiện.