Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (thứ hai từ trái sang) và các đồng chí chủ trì Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ/ngành, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (ảnh: MOHA).
Kết quả chung
Báo cáo cho thấy, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, bao gồm 14 đơn vị: Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đạt kết quả Chỉ số CCHC dưới 80% có 03 đơn vị là: Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương (bảng 1).
Bảng 1. Kết quả Chỉ số CCHC của các bộ/ngành năm 2023.
Xếp hạng
|
Các bộ, cơ quan ngang bộ
|
Điểm
thẩm định
|
Điểm điều tra xã hội học
|
Tổng điểm đạt được
|
Chỉ số tổng hợp (PAR Index 2023)
|
1
|
Bộ Tư pháp
|
61,86
|
28,10
|
89,95
|
89,95
|
2
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
62,67
|
27,21
|
89,89
|
89,89
|
3
|
Bộ Tài chính
|
61,52
|
27,66
|
89,18
|
89,18
|
4
|
Bộ Nội vụ
|
60,65
|
26,38
|
87,04
|
87,04
|
5
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
61,15
|
25,85
|
87,01
|
87,01
|
6
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
60,25
|
26,17
|
86,41
|
86,41
|
7
|
Bộ Xây dựng
|
61,18
|
25,10
|
86,28
|
86,28
|
8
|
Bộ Giao thông vận tải
|
60,27
|
25,91
|
86,18
|
86,18
|
9
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
60,50
|
25,33
|
85,83
|
85,83
|
10
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
60,99
|
24,81
|
85,81
|
85,81
|
11
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
58,10
|
25,47
|
83,56
|
83,56
|
12
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
55,46
|
25,07
|
80,53
|
80,53
|
13
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
56,49
|
23,88
|
80,38
|
80,38
|
14
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
54,59
|
25,48
|
80,07
|
80,07
|
15
|
Bộ Y Tế
|
55,81
|
23,99
|
79,80
|
79,80
|
16
|
Bộ Ngoại giao
|
52,12
|
26,35
|
78,48
|
78,48
|
17
|
Bộ Công Thương
|
54,21
|
23,82
|
78,03
|
78,03
|
Trung bình
|
84,38
|
Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 17 bộ/ngành năm 2023 là 84,38%, tăng 0,33% so với năm 2022. 10/17 bộ/ngành có Chỉ số CCHC năm 2023 trên mức giá trị trung bình. Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng Chỉ số CCHC năm 2023 (đạt 89,95%). Bộ Công Thương đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 đạt 78,03%. Có 10/17 bộ/ngành có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2022, tăng cao nhất là Bộ Ngoại giao (+5,83%). Có 07 bộ/ngành có kết quả Chỉ số CCHC giảm hơn so với năm 2022, trong đó giảm nhiều nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (-5,31%). Một số đơn vị khác có giá trị Chỉ số CCHC giảm dưới 1%, như: Bộ Tài chính (-0,58%); Bộ Xây dựng (-0,01%).
Kết quả 07 Chỉ số thành phần
Báo cáo về Chỉ số CCHC các bộ/ngành 2023 cho thấy, có 4/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2022, bao gồm: "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC"; "Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước"; "Cải cách chế độ công vụ" và "Cải cách tài chính công". 3 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2022, đó là: "Cải cách thể chế"; "Cải cách thủ tục hành chính” (TTHC) và "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số".
Chỉ số "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" có giá trị trung bình là 94,90%, tăng hơn so với năm 2022 là 3,01%. Bộ Tư pháp dẫn đầu Chỉ số này với giá trị 98,56%. Bộ Ngoại giao tiếp tục có năm thứ ba liên tiếp đứng cuối bảng ở Chỉ số này, với giá trị 87,95%, đồng thời cũng là đơn vị duy nhất có giá trị dưới 90% ở năm 2023.
Chỉ số "Cải cách thể chế" có giá trị trung bình là 78,96%, giảm hơn so với năm 2022 là 0,59%. Bộ Tư pháp đạt Chỉ số thành phần này cao nhất, với giá trị 93,99%. Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết quả Chỉ số này thấp nhất, với giá trị 67,84%. Có đến 14/17 bộ/ngành không đạt điểm tối đa tại tiêu chí "Đánh giá tác động của TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật” (VBQPPL).
Chỉ số "Cải cách TTHC" của bộ/ngành có giá trị trung bình là 82,14%, giảm 6,90% so với năm 2022. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 02 đơn vị đứng đầu Chỉ số này với giá trị lần lượt là 97% và 94,87%. Đồng thời, đây cũng là 02 đơn vị có Chỉ số thành phần trên 90%. Có 6/17 bộ/ngành có Chỉ số “Cải cách TTHC” dưới 70%.
Chỉ số "Cải cách tổ chức bộ máy" có giá trị trung bình là 89,87%, tăng 0,75% so với năm 2022. Bộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số này với giá trị 95,18%. Bộ Công Thương là đơn vị duy nhất có kết quả dưới 80%, đồng thời là đơn vị đứng cuối Chỉ số này với giá trị 76,82%. Có 11/17 bộ/ngành có Chỉ số “Cải cách tổ chức bộ máy” trên 90%. Tiêu chí "Thực hiện quy định về sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao" đạt giá trị trung bình 100%.
Chỉ số "Cải cách chế độ công vụ" có giá trị trung bình là 90,49%, tăng 4,32% so với năm 2022. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường có Chỉ số này cao nhất với kết quả lần lượt là 94,43% và 94,04%. Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương là những đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng, với giá trị lần lượt là 85,39% và 81,22%. Có 11/17 bộ/ngành đạt Chỉ số “Cải cách chế độ công vụ” trên 90% (năm 2022 chỉ có 7/17 bộ/ngành đạt kết quả trên 90% tại Chỉ số này). Tuy nhiên, có 10/17 bộ/ngành không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức".
Chỉ số "Cải cách tài chính công" có giá trị trung bình là 78,47%, tăng 3,55% so với năm 2022. Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải là 04 đơn vị có Chỉ số này cao nhất, với giá trị lần lượt là 96,01%; 95,20%; 92,21% và 90,11%. Có 05 bộ/ngành có Chỉ số "Cải cách tài chính công" thấp dưới 70%, đồng thời, cũng là những đơn vị đứng cuối của Chỉ số này, bao gồm: Bộ Công Thương (69,05%); Bộ Khoa học và Công nghệ (65,50%); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (63,64%); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (63,09%) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (60,66%). Có 12/17 bộ/ngành không đạt điểm số tại tiêu chí "Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước", có duy nhất có 01/17 bộ/ngành không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN".
Chỉ số "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" có giá trị trung bình là 78,35%, giảm 0,10% so với năm 2022. Bộ Giao thông vận tải đứng thứ nhất Chỉ số này với giá trị 89,25%. Bộ Ngoại giao có kết quả 49,41%, đứng cuối bảng Chỉ số này. Có 10/17 bộ/ngành có giá trị Chỉ số "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" trên 80% và bộ/ngành có giá trị thấp nhất với kết quả là 49,41%.
Có nhiều tiêu chí, tiêu chí thành phần tiếp tục ghi nhận nhiều bộ/ngành không đạt tỷ lệ 100% số điểm, ví dụ như các tiêu chí thành phần: "Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức" (13/17 bộ/ngành); "Xây dựng, vận hành Hệ thống báo cáo của bộ" (08/17 bộ/ngành); "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" (14/17 bộ/ngành); "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" (08/17 bộ/ngành). Giá trị trung bình của tiêu chí "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" là 65,31%, có 03 đơn vị đạt tỷ lệ 100% điểm số, (năm 2022 chỉ có 02 đơn vị). Tiêu chí "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" có giá trị 52,94%, có 08/17 bộ/ngành không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần này.
*
* *
Báo cáo về Chỉ số CCHC các bộ/ngành 2023 nhận định, công tác cải cách hành chính tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, toàn diện. Bên cạnh đó, còn một số tồn tại, hạn chế như: một số bộ/ngành chưa hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch CCHC đã ban hành; vẫn còn một số bộ/ngành chưa hoàn thành 100% kế hoạch đúng tiến độ được giao trong việc xây dựng VBQPPL theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt; Chỉ số "Cải cách TTHC" có giá trị trung bình giảm nhiều nhất trong số các Chỉ số thành phần với giá trị giảm 6,90%; có 10/17 bộ/ngành không đạt điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức"…
VH