Theo “Báo cáo thị trường công nghệ thông tin (IT) Việt Nam 2023” mới được TopDev (nền tảng tuyển dụng chuyên về IT) công bố, dự đoán giai đoạn 2023-2025, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 150.000 đến 200.000 lập trình viên/kỹ sư mỗi năm. Báo cáo cho biết, trong số hơn 57.000 sinh viên IT tốt nghiệp mỗi năm chỉ có khoảng 30% lực lượng nhân sự đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn trong công việc thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu, 70% còn lại cần được bố trí đào tạo thêm tại doanh nghiệp từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả công việc tương ứng.
Tăng trưởng xanh là phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng chống chịu thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ thành tựu tăng trưởng đến mọi người dân thông qua bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm mới. Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, Việt Nam cần cơ cấu nền kinh tế gắn với các mô hình tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ (KH&CN), ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.
Chúng ta khá quen thuộc với khái niệm sáng chế, đăng ký và bảo hộ sáng chế mà ít có sự quan tâm và thường bỏ qua một dạng đối tượng rất gần với sáng chế là giải pháp hữu ích (GPHI). Bài viết phân tích chi tiết về bảo hộ GPHI tại Việt Nam, qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc bảo hộ đối tượng này theo pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), từ đó có sự vận dụng, lựa chọn để tối ưu hóa khả năng được cấp văn bằng bảo hộ (VBBH) độc quyền.
Từ tiếp cận lịch sử, bài báo đã đi sâu phân tích và làm rõ những chủ trương trong phát triển đội ngũ trí thức kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc “cải cách mở cửa”, đặc biệt nhấn mạnh những định hướng cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) chất lượng cao trong các lĩnh vực mà Trung Quốc xác định đi tiên phong trong giai đoạn tới. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, các tác giả đã đề xuất khung chính sách phát triển đội ngũ trí thức trong bối cảnh mới với 3 điểm nhấn cơ bản: 1) Cần “thao tác hóa” lại khái niệm “trí thức”; 2) Tạo ra “dòng chảy lưu thông chất xám” trong đội ngũ trí thức; 3) Khung chính sách dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải gắn với sự phát triển của hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Cách đây 20 năm (9/2003-9/2023), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phê duyệt Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ (Bộ quy tắc ứng xử). Mặc dù không phải là văn bản bắt buộc áp dụng, nhưng việc có tới 146 quốc gia cam kết thực hiện đã chứng minh giá trị của Bộ quy tắc ứng xử này trong việc tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh cho các nguồn phóng xạ trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Phạm vi điều chỉnh quá rộng, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân… là những lo ngại được đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội đặt ra tại hội thảo “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”.
Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia, nhà quản lý tại hội thảo: “Nhận diện khó khăn, thách thức trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” do Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
“Huy động vốn từ cộng đồng (HĐVTCĐ) để thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST): Các khuyến nghị chính sách” là báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ kinh phí. Báo cáo do Trung tâm ĐMST Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nghiên cứu và thực hiện. Thông qua phỏng vấn sâu các nền tảng HĐVTCĐ đã và đang hoạt động tại Việt Nam, đại diện một doanh nghiệp ĐMST/một số quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, Báo cáo đã rút ra những nhận định về thực tiễn HĐVTCĐ tại Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị về vấn đề này*.
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tình hình mới. Tạp chí KH&CN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Ích - Phó Giám đốc phụ trách Cơ quan điều hành NATIF về những điểm mới trong hoạt động của NATIF và một số vấn đề liên quan tới các hoạt động hỗ trợ của cơ quan này dành cho doanh nghiệp.
Ngày 29/08/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Thủ tướng Lý Hiển Long và Phu nhân đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Tại đây, 2 Thủ tướng và Phu nhân đã giao lưu, ăn trưa cùng sinh viên ĐHQGHN. Đây là sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Singapore tới Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/08/2023.