Đây là chủ đề của Hội thảo do Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải vừa tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên cùng nhau xây dựng chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, đồng thời đề ra giải pháp nhằm khai thác tối đa các giá trị đó, từ đó góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Nhà trường trong thời gian tới.
“Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ trên tinh thần đổi mới sáng tạo mở và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ” là thông điệp được đưa ra tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo mở và sáng chế phục vụ phát triển ngành Y dược và công nghệ sinh học Việt Nam. Diễn đàn do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Hội sáng chế Việt Nam và Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tổ chức mới đây.
Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), đồng thời bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền SHTT tại địa phương, ngày 23/07/2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Nam Định phối hợp với Thanh tra Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị “Tập huấn nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ” cho lãnh đạo và cán bộ cơ quan quản lý và thực thi có liên quan đến lĩnh vực SHTT.
Kỳ họp lần thứ 65 của Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã khai mạc ngày 09/07/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Kỳ họp thu hút sự tham dự của hơn 1.400 đại biểu, trong đó có gần 20 Bộ trưởng/Thứ trưởng từ 191 quốc gia thành viên và các quan sát viên.
Đây là nội dung nằm trong Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” tổ chức lần thứ IV dành cho sinh viên các trường đại học trong cả nước. Cuộc thi do Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại TP Đà Nẵng, Trường Đại học Luật - Đại học Huế và Công ty Luật TNHH Tilleke & Gibbins (Việt Nam) tổ chức tại TP Huế mới đây.
“Hướng tới Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thế hệ trẻ đang phải đối diện với nhiều thách thức để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới. Trong bối cảnh đó, đổi mới sáng tạo (ĐMST) chính là động lực quan trọng giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách phát triển và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Đây là nhận định của Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hà tại sự kiện hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/04/2024 do Sở KH&CN TP Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức.
Với khả năng tự học hỏi, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người, trí tuệ nhân tạo (AI) là một bước tiến đột phá so với các công nghệ truyền thống, giúp tự động hóa nhiều quy trình và giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả hơn. Sự xuất hiện của ChatGPT, một ứng dụng do công ty OpenAI phát triển, gần như đã làm cả thế giới chao đảo từ khi nó ra mắt vào cuối năm 2022, với tính năng hết sức cơ bản là trả lời bất cứ câu hỏi nào được đưa ra bởi người dùng. Vấn đề lớn nhất đặt ra trong bối cảnh hiện nay xoay quanh AI nói chung và ChatGPT nói riêng là về nguồn dữ liệu được sử dụng cần được nhìn nhận như thế nào để đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của các bên liên quan, phòng tránh và xử lý những sự xâm hại, vi phạm nếu có. Vậy có những vấn đề pháp lý gì liên quan đến ChatGPT? Yêu cầu và thách thức gì đặt ra đối với Việt Nam?... là một số vấn đề được bài viết góp phần giải đáp.
Ngày 22/04/2024, tại TP Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ (SHTT) các nước ASEAN (AWGIPC 72).
Đây chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (SHTT) năm 2024 do Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) công bố. Ngày SHTT thế giới năm 2024 là cơ hội để khám phá cách thức mà SHTT khuyến khích và có thể tăng cường tác động của các giải pháp đổi mới sáng tạo (ĐMST) hướng tới xây dựng tương lai chung với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH&CN sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tạo ra tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho các nhóm chủ thể là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021- 2025 (ban hành theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/08/2022 - sản phẩm OCOP.