Thứ hai, 28/04/2025 11:03

Số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam tăng trưởng trung bình hơn 12%/năm trong giai đoạn 2019-2024

Trong giai đoạn 2019-2024, số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam tăng trung bình đạt khoảng 12,4%/năm. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/năm, tỷ lệ khai thác thương mại đạt 8-10% theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển S.T.I.D quốc gia đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các nhà quản lý và nhà khoa học trong thời gian tới.

Số liệu thống kê trong giai đoạn 2019-2024 cho thấy, số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt có xu hướng tăng trưởng khá ổn định với tốc độ trung bình đạt 12,41%/năm; số lượng văn bằng bảo hộ được cấp cũng tăng trung bình 16,91%/năm, phản ánh rõ nét sự cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng sáng chế (bảng 1). Đây là tín hiệu cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo trong nước đang dần được nâng cao, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn xa với mục tiêu đặt ra trong

Bảng 1. Tổng số văn bằng bảo hộ của chủ đơn Việt Nam.

Năm

Tổng văn bằng Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng

so với năm trước

2019

399

 

2020

339

-15,04%

2021

340

0,29%

2022

329

-3,24%

2023

706

114,59%

2024

621

-12,04%

Trung bình năm

16,91%

 

Theo số liệu thống kê, doanh nghiệp và trường đại học là hai chủ thể quan trọng trong việc tạo lập và khai thác sáng chế (bảng 2). Việc tiếp tục ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích và định hướng nhóm chủ thể này sẽ mang ý nghĩa then chốt để thúc đẩy chỉ số mục tiêu sáng chế trong thời gian tới.

Bảng 2. Số lượng văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích của người nộp đơn Việt Nam theo chủ thể.

Loại chủ thể

2019

2020

2021

2022

2023

2024

Cá nhân

136

90

103

92

187

147

Doanh nghiệp

112

119

109

109

231

233

Viện nghiên cứu

78

71

74

67

115

82

Trường đại học

65

46

41

60

134

118

Chủ thể khác

8

14

13

1

39

41

Số liệu thống kê cũng phản ánh sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, chỉ riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã chiếm hơn 70% tổng số đơn và văn bằng bảo hộ được cấp (bảng 3). Khoảng cách này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các địa phương trong việc đẩy mạnh hệ sinh thái hỗ trợ sáng tạo, thúc đẩy cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ sáng chế. Sự chủ động từ các Bộ, ngành, địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp không còn là lựa chọn, mà là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra và góp phần phát triển khoa học công nghệ được đồng bộ và bền vững.

Bảng 3. 10 địa phương có số lượng văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam cao nhất.

 TT

Địa phương

2019

2020

2021

2022

2023

2024

Tổng

1

Hà Nội

216

198

200

219

408

385

1626

2

TP Hồ Chí Minh

71

63

51

49

137

120

491

3

Bà Rịa - Vũng Tàu

16

14

12

2

14

6

64

4

Hải Phòng

8

9

12

7

14

4

54

5

Nghệ An

5

0

4

4

14

13

40

6

Bình Dương

11

5

2

3

11

5

37

7

Đà Nẵng

5

1

4

5

10

8

33

8

Đồng Nai

4

5

3

0

12

3

27

9

Hưng Yên

4

0

8

6

1

5

24

10

Cần Thơ

3

1

4

5

6

4

23

Có thể thấy, để đạt được mục tiệu của Nghị quyết số 57-NQ/TW về số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/năm cần sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị quản lý và các nhà khoa học trong thời gian tới.

CT

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)