Nghiên cứu của Keiko Sugimoto và cộng sự thuộc Trung tâm Khoa học Tài nguyên bền vững RIKEN, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ ấm sẽ thúc đẩy sự tái sinh chồi ở A. thaliana - loài thực vật nhỏ, hai lá mầm thuộc họ Brassicaceae, có vòng đời tương đối ngắn, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu sinh học thực vật và di truyền. Bằng cách so sánh các cành cây được trồng ở 17, 22 và 27oC, nhóm nghiên cứu của Keiko Sugimoto đã nhận thấy rằng, nhiệt độ ấm đều thúc đẩy sự hình thành mô có khả năng tái sinh và tái sinh chồi sau đó ở cây mô hình A. thaliana và ảnh hưởng của nhiệt độ là rất lớn. Nhóm nghiên cứu cũng xác định các gen có biểu hiện tăng cường khi nhiệt độ ấm hơn, dẫn đến tái sinh chồi. Keiko Sugimoto chia sẻ, chúng ta nghĩ rằng phải có rất nhiều gen bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ ấm áp, nhưng hóa ra chỉ có một số gen quan trọng đối với sự tái sinh chồi.
Những hiểu biết sâu sắc về cơ chế phân tử của sự tái sinh hiện có thể cho phép đạt được lợi ích tương tự mà không cần tăng nhiệt. Nhiệt độ ấm có tác dụng rất lớn, nhưng không phải tất cả đều tốt cho quá trình tái sinh chồi. Chính vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải thay đổi nhiệt độ mà có thể điều chỉnh con đường phân tử để có tác dụng tương tự, Keiko Sugimoto cho biết thêm.
Hiện nhóm nghiên cứu dự định điều tra ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tái sinh chồi ở các cây khác. Họ cũng muốn khám phá các yếu tố như ánh sáng và độ ẩm.
A. thaliana được tái sinh từ các vết cắt ở 17 (trái), 22 (giữa) và 27oC (phải).
Bùi Anh Xuân (theo Viện Nghiên cứu RIKEN)