Thứ năm, 21/09/2023 17:44

Những thách thức về năng lượng trên Trái Đất buộc con người phải đi tìm nguồn cung ở những nơi khác, trong đó có Mặt trăng. Bên cạnh đó, hành trình thám hiểm chinh phục Mặt trăng còn khẳng định ưu thế của các cường quốc lớn trên thế giới. Ngày 23/8/2023, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đổ bộ thành công xuống gần cực nam của Mặt trăng - khu vực chưa từng được khám phá, được mệnh danh là “vùng tối của Mặt trăng” do địa hình gồ ghề và rất khó tiếp cận. Cuộc đổ bộ của Chandrayaan-3 mang ý nghĩa rất đặc biệt bởi trước Ấn Độ, chưa có quốc gia nào thành công trong việc hạ cánh tàu vũ trụ ở cực nam của Mặt trăng. Thành công này đánh dấu một bước tiến lớn cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình khám phá vũ trụ của Ấn Độ, cũng như mở ra tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của quốc gia này.

Thứ ba, 19/09/2023 16:07

Già hóa dân số kéo theo nhiều thách thức về mặt kinh tế và xã hội. Nguy cơ bệnh tật tăng lên theo độ tuổi đòi hỏi nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Những điều này thúc đẩy việc tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ chống lão hóa nhằm kéo dài tuổi thọ một cách mạnh khỏe. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã công bố một báo cáo về tác dụng của nicotinamide mononucleotide (NMN) ở người, đăng trên Tạp chí Science Advances số tháng 7/2023. Kết quả của nghiên cứu thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học về khả năng hỗ trợ chống lão hóa của NMN.

Thứ ba, 12/09/2023 15:51

Để tránh nhiễm trùng quanh những chỗ được cấy ghép khi phẫu thuật, các bác sỹ thường sử dụng các lớp phủ kháng khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và một trong những lớp phủ đó là gai titan. Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học RMIT (Australia) đã thiết kế một mô hình gai siêu nhỏ có thể khắc lên titan cấy ghép hoặc các bề mặt khác, nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm một cách hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

Thứ ba, 12/09/2023 09:24

Mới đây, Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP) đã trao Huy chương Dirac năm 2023 cho 4 nhà vật lý có đóng góp to lớn cho lý thuyết dây - một khung cơ sở toán học trong vật lý cơ bản nhằm mô tả toàn bộ vũ trụ, bao gồm: Jeffrey Harvey (Đại học Chicago, Hoa Kỳ), Igor Klebanov (Đại học Princeton, Hoa Kỳ), Stephen Shenker và Leonard Susskind (Đại học Stanford, Hoa Kỳ). Huy chương Dirac của ICTP được trao lần đầu tiên vào năm 1985 cho các nhà vật lý hàng đầu thế giới, nhiều người trong số họ đã giành được giải thưởng Nobel, Fields và Wolf.

Thứ tư, 06/09/2023 13:46

Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu diễn ra tại Amsterdam (Hà Lan) từ 25-28/08/2023, hai kết quả nghiên cứu về tác hại của việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến đã thu hút sự quan tâm của công chúng.

Thứ tư, 06/09/2023 13:34

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có khoảng hơn 5 tỷ máy điều hòa không khí trên khắp hành tinh vào năm 2050. Vấn đề đáng quan tâm là trong khi làm mát cho mọi người thì máy điều hòa không khí cũng trở thành tác nhân khiến Trái đất nóng lên.

Thứ tư, 06/09/2023 13:02

Theo nghiên cứu mới nhất về trí tuệ nhân tạo (AI) và việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), công bố ngày 21/08/2023, văn thư sẽ là công việc bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi AI.

Thứ hai, 28/08/2023 11:19

Bằng phương pháp sử dụng 3 trong số 4 protein đặc biệt để chuyển đổi tế bào đã biệt hóa thành tế bào gốc vạn năng (iPSC), nhóm nghiên cứu do GS Sinclair (Đại học Y Harvard, Mỹ) dẫn đầu, đã thành công trong việc hồi phục võng mạc bị tổn thương ở chuột lão hóa, giúp cải thiện thị giác. Sau đó, nhóm đã tiếp tục nghiên cứu trên tế bào cơ và tế bào não ở chuột, tiến tới ứng dụng nghiên cứu trên toàn bộ cơ thể chuột. Trong một nghiên cứu mới nhất được công bố hồi đầu năm nay, nhóm Sinclair đã phát hiện thêm một nguyên nhân chính gây lão hóa là do mất các thông tin ngoại di truyền do đứt gãy DNA, đồng thời thành công trong việc khôi phục lại các thông tin ngoại di truyền đã mất, đảo ngược lại quá trình lão hóa trên chuột.

Thứ sáu, 18/08/2023 11:15

Những phát hiện mới về mảnh xương sọ và xương ống chân đã mở ra một góc nhìn mới về lịch sử di cư của người hiện đại đầu tiên qua Đông Nam Á. 2 mảnh xương mới được khám phá tại một hang động ở phía bắc Lào đã gợi ý rằng, cuộc di cư này có thể đã xảy ra sớm hơn nhiều so với giả thuyết trước đây. Đây là bước đột phá quan trọng trong nhận thức mới về cuộc hành trình xa xứ của con người cổ đại trong khu vực.

Thứ sáu, 18/08/2023 10:24

Nhằm mục đích cung cấp một giải pháp thay thế sơn thông thường và giúp tiết kiệm năng lượng toàn cầu, các nhà khoa học của Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã phát triển một loại sơn có độ phát xạ thấp với nhiều màu sắc khác nhau. Kết quả được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

1 2 3 4 5 ... 40