Thứ hai, 31/05/2021 10:36

Thiết bị dán mạch máu vỡ

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU, Singapore) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ) đã phát triển thành công thiết bị giúp bịt kín các vết rách và lỗ thủng trong mạch máu, giúp việc chữa trị nhanh chóng và ít xâm lấn hơn.

Thiết bị gồm hệ thống ống thông được tạo thành từ miếng dán có chứa Voltaglue - một chất kết dính mới do các nhà nghiên cứu của NTU chế tạo, có thể hoạt động trong môi trường ẩm ướt và cứng lại khi có điện áp tác động. Miếng dán (được đặt tên là ePATC) được dán vào bóng của một ống thông đã được sửa đổi với các dây dẫn mang dòng điện (được đặt tên là CATRE). Sau khi đưa ống thông có miếng dán keo vào vị trí cần thiết trong cơ thể, điện áp sẽ được kích hoạt để keo cứng lại trong vài phút. Ống thông được thiết kế để sử dụng cho các mạch có kích thước 7,5-30 mm, phù hợp để bít kín các khuyết tật trong các cơ quan và mạch máu như động mạch chủ, ruột và thực quản. Cả Voltaglue và miếng dán đều được làm bằng vật liệu hấp thụ sinh học, có thể phân hủy hoàn toàn sau vài tuần.

PGS.TS Steele thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Thiết bị mà chúng tôi phát triển đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật xâm lấn tối thiếu để sửa chữa các lỗ rò động mạch (kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch), hoặc rò rỉ mạch máu mà không cần mổ. Các nhà nghiên cứu cũng dự đoán rằng, một ngày nào đó thiết bị này có thể được sử dụng để chữa các dị tật bẩm sinh như lỗ trên thành tim.

Thu Hương (theo www.ntu.edu.sg)

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)