Chủ nhật, 10/06/2018 21:59

Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất

PGS. TS Nguyễn Đức Thành, ThS Vũ Minh Long

 

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

“Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo năm nay liên quan tới vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng, cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2017: Tăng trưởng ngoạn mục

Nền kinh tế Việt Nam trải qua năm 2017 phục hồi tốt, cùng với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,81%, vượt qua chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra nhờ hai quý nửa sau của năm tăng trưởng cao (lần lượt là 7,46% và 7,65%). Mức tăng cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có được nhờ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực hơn so với năm 2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau năm 2016 gia tăng liên tục. Tính tới tháng 12/2017, CPI tăng 2,60% so với cùng kỳ năm 2016. Lạm phát lõi có xu hướng giảm và giữ ổn định từ tháng 5/2017, phần nào thể hiện chính sách điều tiết cung tiền thận trọng của Ngân hàng nhà nước.

Thâm hụt ngân sách ở mức 3,49%, thấp nhất trong 4 năm qua nhờ hoạt động thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, và một phần do giải ngân đầu tư công chậm. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA, dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu được điều chỉnh giảm dần qua các năm như một phần trong cam kết của các Hiệp định. Cùng với sự suy giảm tỷ trọng thu từ dầu thô, Chính phủ buộc phải tăng các nguồn thu nội địa khác. Nợ công tuy đã giảm trong năm 2017 về mức 62,6%, nhưng vẫn rất gần ngưỡng trần 65%. Nếu không kiểm soát tốt nợ nước ngoài và cân đối ngân sách, trần nợ công có nguy cơ bị phá vỡ trong thời gian tới và Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kinh tế kịp cất cánh.

Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD. Nhập khẩu tăng mạnh trong nửa đầu năm khiến cán cân thương mại thâm hụt 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu trong nửa sau năm đã kéo cán cân cả năm thặng dư 2,67 tỷ USD.

Tín dụng của Việt Nam cuối năm 2017 đã ở mức khoảng 135% GDP, tiến gần tới mức của thời kỳ bất ổn trước đó, do đó có thể dẫn tới rủi ro đối với cân đối tài chính của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ M2/GDP của năm 2017 đã đạt mức khoảng 165%, cao hơn khá nhiều so với 146% của năm 2016. Điều này cho thấy Ngân hàng nhà nước cần bắt đầu thận trọng với tốc độ tăng cung tiền vì có khả năng dẫn tới bùng phát lạm phát trong thời gian tới khi các ảnh hưởng trễ phát huy tác dụng.

Kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với những cải cách thể chế của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động kinh doanh trong năm 2018. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nội tại cố hữu, trong đó có vấn đề NSLĐ, nợ công và thâm hụt ngân sách và việc kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố bên ngoài vẫn sẽ là lực cản với nền kinh tế khi chưa có biện pháp triệt để.

NSLĐ của Việt Nam thấp nhất trong khu vực

NSLĐ bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017 cùng với sự biến thiên đáng kể của tốc độ tăng trưởng qua các năm. Theo phương pháp hạch toán tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng NSLĐ được phân rã thành tốc độ tăng mật độ vốn (trang bị vốn/một lao động) và tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Kết quả tính toán cho thấy, TFP đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng NSLĐ bình quân của Việt Nam.

Trong khi đó, phương pháp phân tích chuyển dịch cơ cấu phân rã tăng trưởng NSLĐ thành hiệu ứng nội ngành (năng suất tăng lên trong nội bộ ngành), hiệu ứng chuyển dịch (lao động di chuyển từ ngành có năng suất thấp lên ngành cao hơn) và hiệu ứng tương tác (thay đổi năng suất của mỗi ngành do thay đổi quy mô lao động). Xét chung trong tổng thể nền kinh tế, trong giai đoạn 2008-2016, NSLĐ đã tăng thêm 22,5%. Hiệu ứng tương tác đóng góp âm thể hiện sự dịch chuyển ồ ạt của lao động khỏi các ngành có năng suất thấp sang các ngành có NSLĐ cao hơn đã khiến chính những ngành có năng suất cao bị giảm năng suất (nhưng vẫn cao hơn các ngành khác). Có thể thấy, trong một thập niên gần đây, năng suất của Việt Nam chủ yếu được cải thiện nhờ dịch chuyển cơ cấu. Vì thế, thị trường lao động linh hoạt có ý nghĩa quan trọng, nhưng điều này lại chưa được chú ý.

Bảng 1. Phân rã mức tăng NSLĐ giai đoạn 2008-2016 theo phương pháp chuyển dịch cơ cấu (%).

Giai đoạn

Mức tăng NSLĐ

Đóng góp của các hiệu ứng

Tỷ lệ đóng góp vào
mức tăng trưởng NSLĐ

Nội ngành

Dịch chuyển

Tương tác

Nội ngành

Dịch chuyển

Tương tác

2008-2016

22,5

11,3

0.231

-11,9

50.4

102.5

-52.9

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê).

Kết quả so sánh quốc tế cho thấy, tới 2015, NSLĐ của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất so với các quốc gia Đông Bắc Á và ASEAN. NSLĐ của Việt Nam thấp nhất trong các nước so sánh, kể cả Campuchia, ở 3 ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng; Vận tải, kho bãi, truyền thông. NSLĐ của Việt Nam xếp gần cuối, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhóm ngành: Nông nghiệp; Điện, nước, khí đốt; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa.

Để cải thiện NSLĐ, Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện tích cực để thúc đẩy tăng trưởng TFP cũng như cần có chính sách đào tạo và nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động, chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, đổi mới công nghệ để nâng cao NSLĐ trong các ngành, đồng thời đầu tư thêm vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ và mua các công nghệ từ nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

Tăng lương cao hơn tăng NSLĐ

Kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa lương tối thiểu, lương bình quân và NSLĐ cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đạt được tăng trưởng năng suất tương đối cao trong nửa cuối những năm 2000, tốc độ tăng trưởng lương trung bình (6,7%) nhìn chung vượt quá tốc độ tăng NSLĐ (5%) trong giai đoạn 2004-2015 (đặc biệt sau năm 2009).

Theo loại hình sở hữu, tăng trưởng tiền lương đã vượt mức tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp FDI, nhưng thấp hơn mức tăng năng suất của các doanh nghiệp nhà nước. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, tăng trưởng lương trung bình gần với NSLĐ. Theo ngành kinh tế, tăng trưởng tiền lương có xu hướng vượt quá mức tăng NSLĐ trong các ngành có năng suất tăng trưởng thấp, như khai thác mỏ, bưu điện, viễn thông và vận tải. Đối với các ngành phục vụ tiện ích công cộng (nước và điện), tốc độ tăng lương lại thấp hơn tốc độ tăng năng suất. Tăng trưởng tiền lương gần như bằng tăng trưởng năng suất trong các ngành sản xuất, thương mại và xây dựng. Việc tiền lương tăng nhanh hơn tăng trưởng NSLĐ nhìn chung sẽ làm giảm tỷ lệ lợi nhuận, kéo lùi tốc độ tích lũy vốn của khu vực doanh nghiệp và tương ứng với đó là mức tạo việc làm. Đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm cả trên phương diện thị trường lao động và của khu vực doanh nghiệp nội địa.

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của kết quả tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thống kê).

Việc tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng lương trung bình và giảm việc làm cũng như giảm tỷ suất lợi nhuận. Nhìn chung doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng cắt giảm lao động chính thức (có đóng bảo hiểm) để đối phó khi lương tối thiểu tăng. Ngoài ra, phân tích ở cấp độ doanh nghiệp với trọng tâm là các doanh nghiệp tư nhân và FDI trong các ngành sản xuất cho thấy, việc tăng lương tối thiểu làm giảm tốc độ tăng trưởng việc làm trong tất cả các ngành. Doanh nghiệp có quy mô lớn hơn (thể hiện qua số lượng lao động nhiều hơn) giảm tăng trưởng việc làm nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi lương tối thiểu tăng, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, sản phẩm gỗ và đồ nội thất có xu hướng thay thế lao động bằng máy móc. Điều đó phù hợp với khuynh hướng cơ giới hóa ở các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chế tác thâm dụng lao động dưới sức ép chi phí lao động tăng. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp thâm dụng vốn như điện tử và sản xuất máy móc lại giảm đầu tư máy móc, cho thấy khả năng có thể nhà đầu tư lo ngại giá lao động tăng trong dài hạn có thể khiến các ngành này mất sức cạnh tranh và do đó đã bắt đầu thoái lui đầu tư.

Một tỷ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong lĩnh vực hộ gia đình hoặc phi chính thức hoặc không đúng với chuyên môn được đào tạo

Khai thác hai bộ số liệu có tính đại diện toàn quốc là điều tra lao động việc làm trong 10 năm (2007-2016) và điều tra chuyển tiếp từ trường học tới việc làm trong hai năm 2012 và 2015, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã mô tả thực trạng, xu hướng tham gia thị trường lao động, việc làm và các nhân tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, một tỷ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong lĩnh vực hộ gia đình hoặc phi chính thức hoặc không đúng với chuyên môn được đào tạo, đồng nghĩa với việc họ ít có điều kiện tích lũy kỹ năng. Họ cũng có khuynh hướng ít được hưởng bảo hiểm xã hội hơn. Điều này cho thấy, nguy cơ năng suất sẽ bị cản trở trong tương lai đi liền với rủi ro hơn. Thêm vào đó, sự tìm kiếm việc làm thường qua các quan hệ cá nhân chứ không phải qua các trung gian chuyên nghiệp trên thị trường, cho thấy một thị trường lao động thực thụ chưa phát triển. Kết quả là, các chính sách thúc đẩy lao động việc làm ít phát huy tác dụng.

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của kết quả tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thống kê).

Việc tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng lương trung bình và giảm việc làm cũng như giảm tỷ suất lợi nhuận. Nhìn chung doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng cắt giảm lao động chính thức (có đóng bảo hiểm) để đối phó khi lương tối thiểu tăng. Ngoài ra, phân tích ở cấp độ doanh nghiệp với trọng tâm là các doanh nghiệp tư nhân và FDI trong các ngành sản xuất cho thấy, việc tăng lương tối thiểu làm giảm tốc độ tăng trưởng việc làm trong tất cả các ngành. Doanh nghiệp có quy mô lớn hơn (thể hiện qua số lượng lao động nhiều hơn) giảm tăng trưởng việc làm nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi lương tối thiểu tăng, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, sản phẩm gỗ và đồ nội thất có xu hướng thay thế lao động bằng máy móc. Điều đó phù hợp với khuynh hướng cơ giới hóa ở các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chế tác thâm dụng lao động dưới sức ép chi phí lao động tăng. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp thâm dụng vốn như điện tử và sản xuất máy móc lại giảm đầu tư máy móc, cho thấy khả năng có thể nhà đầu tư lo ngại giá lao động tăng trong dài hạn có thể khiến các ngành này mất sức cạnh tranh và do đó đã bắt đầu thoái lui đầu tư.

Một tỷ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong lĩnh vực hộ gia đình hoặc phi chính thức hoặc không đúng với chuyên môn được đào tạo

Khai thác hai bộ số liệu có tính đại diện toàn quốc là điều tra lao động việc làm trong 10 năm (2007-2016) và điều tra chuyển tiếp từ trường học tới việc làm trong hai năm 2012 và 2015, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã mô tả thực trạng, xu hướng tham gia thị trường lao động, việc làm và các nhân tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, một tỷ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong lĩnh vực hộ gia đình hoặc phi chính thức hoặc không đúng với chuyên môn được đào tạo, đồng nghĩa với việc họ ít có điều kiện tích lũy kỹ năng. Họ cũng có khuynh hướng ít được hưởng bảo hiểm xã hội hơn. Điều này cho thấy, nguy cơ năng suất sẽ bị cản trở trong tương lai đi liền với rủi ro hơn. Thêm vào đó, sự tìm kiếm việc làm thường qua các quan hệ cá nhân chứ không phải qua các trung gian chuyên nghiệp trên thị trường, cho thấy một thị trường lao động thực thụ chưa phát triển. Kết quả là, các chính sách thúc đẩy lao động việc làm ít phát huy tác dụng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên thực tế trình độ kỹ thuật và nguyện vọng của TTS về nước không tương xứng với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tại địa phương, tạo ra hiệu ứng lan tỏa năng suất thấp trên thị trường lao động.

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả).

Một trong những vấn đề tồn tại cốt yếu hiện nay là sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin trên thị trường. TTS khó nhận diện được các doanh nghiệp phái cử đang theo đuổi đúng mục tiêu đặt ra. Mặc dù Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) đã có hệ thống xếp hạng đối với doanh nghiệp phái cử, nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế.

Thiếu chia sẻ thông tin cùng với cấu trúc thị trường hiện tại dẫn tới chi phí tuyển dụng tăng, tạo thêm áp lực kinh tế, ảnh hưởng đến động lực học tập và tiếp thu kỹ năng của TTS. Đặc biệt, chi phí cao để tham gia làm cho nhiều TTS phải vay nợ và chịu áp lực trả nợ trong giai đoạn đầu, khiến cho họ mất tập trung tiếp thu kỹ năng. Đồng thời, doanh nghiệp phái cử có xu hướng cắt giảm chí phí đào tạo, bỏ qua các khóa đào tạo và định hướng trước khi sang Nhật khiến TTS gặp khó khăn khi tiếp thu kỹ năng tại Nhật Bản.

Nhằm cải thiện hiệu quả lan tỏa năng suất thông qua TTS trở về Việt Nam, Báo cáo đưa ra 3 tầm nhìn chính sách chính gồm: (i) Cải thiện tính minh bạch của thị trường, cung cấp nhiều thông tin hơn cho các bên liên quan, đặc biệt là TTS; (ii) Nâng cao vai trò của VAMAS trong việc chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thành viên và giám sát quy tắc ứng xử, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp thành viên thông qua hệ thống xếp hạng hiện có; và (iii) Khuyến khích doanh nghiệp phái cử đưa ra tầm nhìn rộng hơn, phát triển thương hiệu thông qua uy tín và chất lượng, đồng thời cải thiện hệ thống tuyển dụng, tiếp cận trực tiếp tới các ứng viên tiềm năng.

Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2018

Năm 2018 được kỳ vọng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trên cơ sở nền tảng tăng trưởng khá của những năm trước. Trong kịch bản thứ nhất, Báo cáo dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đạt 6,83%, vượt mục tiêu của Quốc hội. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhờ có được quán tính tăng trưởng của năm trước, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng suất của Chính phủ trong các quý còn lại, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao trong tất cả các thành phần kinh tế, cũng như tất cả các ngành chính. Trong kịch bản thứ hai, với các điều kiện thận trọng hơn của kinh tế thế giới và nội địa, Báo cáo dự báo mức tăng trưởng 6,49%, đạt xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội.

Về mức giá chung, Báo cáo cho rằng lạm phát cả năm 2018 sẽ không còn thấp như năm 2017. Trong kịch bản đầu tiên, lạm phát cả năm ở mức 4,21%, cao hơn mục tiêu 4% của Quốc hội. Nguy cơ lạm phát vượt mức 4% là hoàn toàn có thể, khi mà các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như điều chỉnh tăng giá xăng dầu sẽ gây áp lực tăng lạm phát rất lớn. Chính vì vậy, để kiềm chế lạm phát, các cơ quan điều hành sẽ cần phải theo sát diễn biến giá cả trong nửa sau của năm. Trong kịch bản thứ hai, với hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, lạm phát chỉ ở mức 3,86%. Với những kịch bản dự báo như vậy, có thể nói năm 2018, kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực hơn so với các năm trước.

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)