Thứ ba, 13/08/2024 11:19

Cần hiểu rõ hơn về triệu chứng cục máu đông

Triệu chứng cục máu đông có thể rất nguy hiểm, đặc biệt nếu chúng bị vỡ ra một phần hoặc hoàn toàn và sau đó những mảnh vỡ di chuyển trong dòng máu và có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Quá trình đông máu, hay còn gọi là quá trình tạo cục máu đông là một quá trình quan trọng giúp cơ thể cầm máu và ngăn ngừa nhiễm trùng sau chấn thương. Tuy nhiên, đôi khi cục máu đông hình thành bên trong động mạch hoặc tĩnh mạch, nơi chúng có thể gây tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Vậy, điều gì gây ra cục máu đông và làm sao để chúng dễ hình thành hơn? Cục máu đông có thể hình thành khi mạch máu bị tổn thương. Điều này khởi động một chuỗi sự kiện làm cho một loại protein gọi là thrombin tích tụ gần đó. Thrombin sau đó kích hoạt các tiểu cầu trong máu, làm cho chúng tạo ra một lớp che phủ vị trí tổn thương. Những tiểu cầu này cũng liên kết với fibrinogen - một loại protein khác trong máu. Thrombin chuyển đổi fibrinogen thành một loại protein cứng gọi là fibrin, tạo thành một mạng lưới kết nối các tiểu cầu để củng cố lớp che phủ. Khi vết thương lành, các cục máu đông này sẽ tan ra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cục máu đông có thể hình thành mà không có chấn thương cấp tính. Điều này xảy ra khi các yếu tố trong máu làm tăng khả năng đông máu; các lớp lót mạch máu bị tổn thương theo thời gian do bệnh tật; hoặc dòng máu bị hạn chế, chẳng hạn do mảng bám tích tụ do bệnh mạch vành. Triệu chứng cục máu đông hình thành theo những cách này, còn gọi là huyết khối, có thể ở lại trong mạch máu mà không tan và ngăn chặn dòng chảy của máu. Điều này có thể gây tổn thương mô nếu cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn việc tuần hoàn máu. Nếu huyết khối hình thành trong tim, chúng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nếu chúng hình thành trong não có thể gây đột quỵ.

Nếu một phần hoặc toàn bộ cục máu đông tách rời khỏi vị trí ban đầu, nó được gọi là tắc mạch. Những khối máu di chuyển qua dòng máu và có thể mắc kẹt nếu chúng đến một mạch máu quá hẹp. Những cục máu trôi nổi này đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể di chuyển đến bất kỳ phần nào của cơ thể. Trong tình trạng gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), một triệu chứng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch lớn, thường ở chân, có thể tách ra và di chuyển đến phổi. Khi đó, nó được gọi là thuyên tắc phổi, một tình trạng cấp cứu y tế đe dọa tính mạng.

Bác sỹ Rachel Rosovsky - Giám đốc Nghiên cứu huyết khối tại Khoa Huyết học của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Hoa Kỳ) cho biết, không thể nhấn mạnh đủ về tầm quan trọng của việc nhận biết các triệu chứng của cục máu đông. Nếu bạn có DVT, có thể bạn sẽ bị đau chân, đỏ hoặc sưng. Đối với thuyên tắc phổi, có thể bạn sẽ bị đau ngực, áp lực, khó thở hoặc nhịp tim nhanh. Điều quan trọng là không được bỏ qua những triệu chứng này, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ có cục máu đông, vì tỷ lệ phục hồi thành công thường phụ thuộc vào việc điều trị kịp thời.

Một số bệnh lý góp phần làm tăng khả năng đông máu. Tình trạng di truyền làm tăng mức protein đông máu trong máu; giảm mức protein ngăn ngừa hoặc tan cục máu; hay làm suy giảm chức năng của những protein này. Các bệnh khác như ung thư, bệnh tự miễn, cao huyết áp và các bệnh khác như COVID-19 cũng có thể làm mất cân bằng của các yếu tố đông máu trong cơ thể. Với COVID-19, sự kết hợp của tình trạng viêm quá mức và kháng thể bất thường được cho là làm tăng khả năng đông máu.

Trong thai sản, cả thai kỳ và các phương pháp điều trị hormone, chẳng hạn như một số hình thức kiểm soát sinh sản và liệu pháp thay thế hormone đều liên quan đến nguy cơ cao bị cục máu đông. Một số nghiên cứu cho thấy, lo âu và trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ DVT bằng cách tăng hoạt động thần kinh liên quan đến việc hình thành cục máu đông.

Bên cạnh đó, các yếu tố lối sống cũng góp phần vào nguy cơ bị cục máu đông của một người. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bằng cách gây viêm trong cơ thể, làm cho các tiểu cầu dễ bị kích hoạt hơn. Béo phì cũng liên quan đến nguy cơ cao hơn bị cục máu đông; một phần có thể là do các phân tử tín hiệu do tế bào mỡ tạo ra có thể làm tăng mức độ các yếu tố đông máu và làm cho các tiểu cầu dính hơn. Việc hạn chế khả năng di chuyển của một người, chẳng hạn như trong các chuyến đi dài, chấn thương như gãy xương và các ca phẫu thuật lớn đều có thể tạm thời làm tăng nguy cơ cục máu đông nguy hiểm. Đó là do ít vận động hơn đồng nghĩa với việc dòng máu chảy chậm hơn, dễ gây viêm hơn và nhiều sự kích hoạt các yếu tố đông máu hơn để đối phó với viêm.

Bác sỹ Rachel Rosovsky cho biết, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ này có thể được giảm thiểu. Nếu bạn ngồi bàn làm việc cả ngày, hãy đứng dậy và đi lại mỗi giờ. Đồng thời, những người đi du lịch nên mang tất nén hoặc nghỉ ngơi khi phải di chuyển thường xuyên trong hành trình. Bác sỹ Rachel Rosovsky khuyến nghị, mọi người nên uống đủ nước, duy trì cân nặng hợp lý, tham gia vào các hoạt động thể chất và tránh hút thuốc. Hiện tại, cứ 6 phút lại có một người chết vì triệu chứng cục máu đông. Có tới 100.000 người chết vì tình trạng này mỗi năm ở Hoa Kỳ. Vì vậy, việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ và cách giảm thiểu chúng là rất quan trọng, nhưng cũng cần phải nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông và đi khám ngay nếu bạn có nghi ngờ.

TXB

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)