Vi sinh vật trên da (ảnh: microbiomepost).
Khi da bị thương, cơ thể chúng ta bắt đầu kích hoạt một loạt các hoạt động bao gồm viêm và sửa chữa mô. Tuy nhiên, cơ chế kích hoạt chữa lành vết thương vẫn còn là một ẩn số.
Để làm rõ cơ chế hình thành và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch ở vết thương ngoài da, GS Michel Gilliet - Đại học Lausanne (Thụy Sỹ) và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên những con chuột có lớp da ngoài cùng bị loại bỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi da chuột bị thương, các tế bào miễn dịch đã tạo ra một phân tử gây viêm gọi là CXCL10 (phân tử này sử dụng một loại tế bào miễn dịch hiếm gặp được gọi là tế bào đuôi gai plasmacytoid). CXCL10 cũng hoạt động như một protein kháng khuẩn tiêu diệt hệ vi sinh vật tiếp xúc, dẫn đến sự hình thành phức hợp DNA của vi khuẩn XCL10. Những phức hợp này kích thích các tế bào đuôi gai plasmacytoid tạo ra một loại phân tử gây viêm, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành của vết thương.
Nhóm nghiên cứu đã xác nhận kết quả này ở người bằng cách kích hoạt sự hình thành vết phồng rộp trên cánh tay của những tình nguyện viên khỏe mạnh. Chất lỏng từ các vết phồng rộp được thu thập sau 12 giờ chứa số lượng lớn tế bào miễn dịch biểu hiện CXCL10 cũng như số lượng lớn các tế bào đuôi gai plasmacytoid. Số lượng CXCL10 tương quan với số lượng tế bào đuôi gai plasmacytoid.
Kết quả là các tế bào miễn dịch tích tụ trong vùng da bị thương bên cạnh các cụm vi khuẩn chỉ bắt đầu sản xuất CXCL10 sau khi tiếp xúc với hệ vi sinh vật trên da. Để đánh giá liệu vi khuẩn trên da có liên quan đến việc tạo ra CXCL10 và sử dụng các tế bào đuôi gai plasmacytoid vào vết thương hay không, các nhà nghiên cứu đã làm tổn thương da của những con chuột được sinh ra và lớn lên trong điều kiện không có vi khuẩn. Những con chuột này không sản xuất CXCL10 cũng như không sử dụng các tế bào đuôi gai plasmacytoid vào vết thương. Nếu các vi khuẩn trên da bao gồm Staphylococcus cholermidis, S. xylosus và S. saprophiticus được thêm vào da của những con chuột (không có mầm bệnh), chúng sẽ tạo ra CXCL10 và áp dụng các tế bào đuôi gai plasmacytoid vào vị trí tổn thương.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Việc phát hiện ra rằng các vi khuẩn trên da có thể đẩy nhanh phản ứng chữa lành vết thương có nhiều ý nghĩa lâm sàng tiềm năng bởi vì việc quản lý vết thương thường dựa trên nguyên tắc giảm lượng vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Phát hiện này đưa ra cảnh báo về việc sử dụng kháng sinh và thuốc sát trùng kéo dài đối với các vết thương ngoài da cấp tính. Nghiên cứu này đặt cơ sở cho việc phát triển các chiến lược trị liệu nhằm cải thiện khả năng chữa lành vết thương dựa trên sự điều biến của hệ vi sinh vật trên da”.
Bắc Lê (Theo Microbiome Post)