Ngày 20/05/1875 đã được chọn để công nhận việc ký kết Công ước Mét, khởi đầu của việc hợp tác quốc tế chính thức trong lĩnh vực đo lường. Công ước này tạo cơ sở cho một hệ thống đo lường nhất quán trên toàn thế giới, làm nền tảng cho sự khám phá và đổi mới khoa học, sản xuất công nghiệp và thương mại quốc tế, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường toàn cầu. Hằng năm, Viện Cân đo quốc tế (BIPM) và Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML) tổ chức kỷ niệm Ngày Đo lường Thế giới với sự tham gia của các tổ chức đo lường quốc gia.
Chủ đề của Ngày Đo lường Thế giới năm 2023 là Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực toàn cầu.
Hoạt động của cộng đồng đo lường quốc tế để đảm bảo các phép đo chính xác, có thể được thực hiện trên toàn thế giới với nỗ lực nâng cao nhận thức vào mỗi Ngày Đo lường Thế giới thông qua chiến dịch tuyên truyền qua áp phích và trang web. Các chủ đề trước đây bao gồm: đo lường cho thách thức năng lượng toàn cầu, cho an toàn, cho sự đổi mới và đo lường trong thể thao, môi trường, y học và thương mại. Chủ đề của Ngày Đo lường Thế giới năm 2023 là: Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực toàn cầu. Chủ đề này được chọn vì những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và phân phối lương thực toàn cầu trong một thế giới có dân số đạt 8 tỷ người vào cuối năm 2022.
Trên khắp thế giới, các viện đo lường quốc gia liên tục nâng cao khoa học đo lường bằng cách phát triển và xác thực các kỹ thuật đo lường mới ở mức độ phức tạp cần thiết. Các viện đo lường quốc gia tham gia vào các so sánh đo lường do BIPM điều phối để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đo trên toàn thế giới.
Hệ thống đo lường quốc tế này cung cấp sự đảm bảo và tin cậy cần thiết cho các phép đo chính xác, cung cấp cơ sở vững chắc cho thương mại toàn cầu ngày nay và giúp chúng ta chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai.
Ngày Đo lường Thế giới ghi nhận và tôn vinh sự đóng góp của tất cả những người làm việc trong các tổ chức đo lường quốc gia, liên chính phủ và các học viện trong năm.
Bảo Linh