Tiêu chí và cách thức xét duyệt tạp chí của một số CSDL quốc tế
Tiêu chí và cách thức xét duyệt tạp chí của Web of Science (WoS)
Quy trình xét duyệt các tạp chí khoa học để được đưa vào danh mục tạp chí quốc tế uy tín thuộc SCIE, SSCI hoặc AHCI của hệ thống WoS bao gồm 3 bước và phải thỏa mãn được 28 tiêu chí, trong đó có 24 tiêu chí về chất lượng và 4 tiêu chí về tầm ảnh hưởng (bảng 1). Đối với các tạp chí khoa học đăng ký gia nhập vào danh mục các tạp chí mới nổi (ESCI) thì chỉ cần thoả mãn được 24 tiêu chí về chất lượng.
Bảng 1. Các tiêu chí xét duyệt tạp chí quốc tế của WoS.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WoS.
Quy trình xét duyệt tạp chí thuộc hệ thống WoS như sau:
- Bước 1 (sơ loại): Tạp chí khoa học được đánh giá thông qua một số thông tin chung để phân loại ban đầu. Ở bước này, tạp chí phải thỏa mãn 7 tiêu chí. Tạp chí có thể nộp lại hồ sơ ở bất kỳ thời điểm nào nếu không vượt qua được bước sơ loại.
- Bước 2 (xem xét biên tập): Công tác biên tập tạp chí được xem xét theo 9 tiêu chí. Ở bước này, tạp chí không bị cấm nộp lại nếu không vượt qua được.
- Bước 3 (đánh giá công tác biên tập) bao gồm 2 bước: i) Bước 3(a): Tạp chí được đánh giá theo 8 tiêu chí về sự nghiêm túc trong công tác xuất bản cũng như sự tuân thủ các tiêu chuẩn chung. Nếu không vượt qua bước 3(a), tạp chí chỉ có thể nộp lại hồ sơ sau ít nhất 2 năm. Nếu tạp chí vượt qua được bước 3(a), có nghĩa là đã thoả mãn được 24 tiêu chí về chất lượng thì sẽ được đưa vào danh mục các nguồn mới nổi thuộc ESCI (tạp chí mới nổi); ii) Bước 3(b): Tạp chí sau khi thuộc ESCI sẽ được đánh giá theo 4 tiêu chí về tầm ảnh hưởng của tạp chí, như số lượng trích dẫn, nguồn gốc tác giả, mức độ quan trọng của công bố. Nếu tạp chí vượt qua được bước 3(b), có nghĩa là đã thoả mãn được 24 tiêu chí về chất lượng và 4 tiêu chí về tầm ảnh hưởng thì sẽ được đưa vào các danh mục cốt lõi (SCIE, SSCI hoặc AHCI) của hệ thống WoS. Nếu không vượt qua bước 3(b), tạp chí chỉ có thể nộp lại hồ sơ sau ít nhất 2 năm.
Tiêu chí và cách thức xét duyệt tạp chí của Scopus
Quy trình xét duyệt các tạp chí khoa học để đưa vào danh mục tạp chí thuộc hệ thống Scopus gồm 2 bước và phải thỏa mãn được 21 tiêu chí, trong đó bước 1 gồm 7 tiêu chí và bước 2 gồm 14 tiêu chí được chia thành 5 nhóm (bảng 2). Tạp chí được đánh giá và xét duyệt bởi Hội đồng xét duyệt và Ban cố vấn (Content Selection & Advisory Board - CSAB) của Scopus. Scopus hàng năm đều tiến hành đánh giá lại các tạp chí thuộc CSDL của họ. Nếu một tạp chí nào đó sau khi được công nhận thuộc CSDL này nhưng không duy trì được các tiêu chí đánh giá, bị giảm sút về chất lượng, hoạt động kém hiệu quả thì tạp chí đó sẽ bị đánh giá lại và có thể bị đưa ra khỏi hệ thống Scopus.
Bảng 2. Quy trình và tiêu chí xét duyệt tạp chí khoa học của Scopus.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Scopus. l
Đề xuất áp dụng tiêu chí và cách thức đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học Việt Nam
Các tiêu chí và cách thức xét duyệt tạp chí của WoS và Scopus có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp và khả thi khi áp dụng vào Việt Nam, các tiêu chí, cách thức đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học cần được bổ sung và điều chỉnh. Về các vấn đề này, tác giả đề xuất các tiêu chí và cách thức đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học Việt Nam như sau:
Các tiêu chí bắt buộc: Về cơ bản các tiêu chí này áp dụng các tiêu chí của WoS, Scopus nhưng có điều chỉnh như sau: (i) Có đăng ký mã số chuẩn quốc tế (ISSN) cả bản giấy và bản điện tử (e-ISSN nếu có) do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp; (ii) Có ít nhất 2 năm xuất bản hoặc 4 số xuất bản liên tục; (iii) Tạp chí có website với thông tin được cập nhật.
Các tiêu chí và cách thức đánh giá cụ thể: Áp dụng một số tiêu chí của WoS và Scopus có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế Việt Nam. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.
Tiêu chí
|
Cách thức đánh giá
|
Điểm đánh giá
|
Điểm tối đa
|
Ghi chú
|
1. Xuất bản đúng hạn
|
☐ Tạp chí xuất bản định kỳ, đúng thời hạn xuất bản như công bố trên website
|
2
|
2
|
Áp dụng như Scopus, ACI, TCI, Mycite
|
☐ Tạp chí xuất bản chậm 1 số so với thời hạn xuất bản như công bố trên website
|
1
|
☐ Tạp chí xuất bản chậm 2 số trở lên so với thời hạn xuất bản như công bố trên website
|
0
|
2. Phản biện
|
☐ Phản biện kín hai chiều và được mời từ nhiều cơ quan/tổ chức
|
2
|
2
|
Áp dụng như Scopus, ACI, TCI, Mycite
|
☐ Phản biện kín một chiều và được mời từ nhiều cơ quan/tổ chức
|
1
|
☐ Không có phản biện kín
|
0
|
3. Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tạp chí
|
☐ Tỷ lệ các bài báo có danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tạp chí không nhất quán và không theo quy định của tạp chí nhỏ hơn 10%
|
2
|
|
Áp dụng theo TCI
|
☐ Tỷ lệ các bài báo có danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tạp chí không nhất quán và không theo quy định của tạp chí từ 10 đến 30%
|
1
|
☐ Tỷ lệ các bài báo có danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tạp chí không nhất quán và không theo quy định của tạp chí lớn hơn 30%
|
0
|
4. Mức độ trích dẫn, uy tín của tạp chí
|
☐ Được trích dẫn bởi các tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước
|
2
|
2
|
Có điều chỉnh so với Scopus, ACI, TCI, Mycite cho phù hợp với thực tế Việt Nam
|
☐ Chỉ được trích dẫn bởi các tạp chí trong nước
|
1
|
☐ Không có trích dẫn từ các tạp chí khác
|
0
|
5. Thông tin và chất lượng website của tạp chí
|
5.1 Tôn chỉ, mục đích và phạm vi của tạp chí được nêu rõ ràng
|
☐ Có
☐ Không
|
- Có tất cả các tiêu chí và webiste được cập nhật: 2 điểm
- Có tất cả các tiêu nhưng website không được cập nhật: 1 điểm
- Không có website: 0 điểm
|
2
|
Áp dụng như WoS, Scopus, ACI, TCI, Mycite
|
5.2. Danh sách tên và tổ chức làm việc của các thành viên HĐBT
|
☐ Có
☐ Không
|
5.3. Tần suất xuất bản được công bố cụ thể theo tháng, quý
|
☐ Có
☐ Không
|
5.4. Công bố quy trình/loại hình phản biện
|
☐ Có
☐ Không
|
5.5. Thông tin hướng dẫn tác giả đầy đủ, rõ ràng
|
☐ Có
☐ Không
|
5.6. Có tuyên bố về đạo đức xuất bản (đạo văn/tự đạo văn; xung đợt lợi ích, vai trò/trách nhiệm của tác giả, phản biện, biên tập)
|
☐ Có
☐ Không
|
|
6. Sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên HĐBT
|
☐ Số lượng thành viên từ các tổ chức khác với đơn vị xuất bản tạp chí ≥50%
|
2
|
2
|
Áp dụng như WoS, Scopus, ACI, TCI nhưng có điều chỉnh mức độ thấp hơn về tỷ lệ và không yêu cầu nhất thiết phải có thành viên từ nước ngoài
|
☐ Số lượng thành viên từ các tổ chức khác đơn vị xuất bản tạp chí <50% nhưng ≥25%
|
1
|
☐ Số lượng thành viên từ các tổ chức khác đơn vị xuất bản tạp chí <25%
|
0
|
7. Sự đa dạng về nguồn gốc của các tác giả
|
☐ Số lượng bài báo của tác giả từ các tổ chức khác đơn vị xuất bản tạp chí ≥50%
|
2
|
2
|
Áp dụng như WoS, Scopus, ACI, TCI nhưng có điều chỉnh mức độ thấp hơn về tỷ lệ và không yêu cầu nhất thiết phải có tác giả từ nước ngoài
|
☐ Số lượng bài báo của tác giả từ các tổ chức khác đơn vị xuất bản tạp chí <50% nhưng ≥25%
|
1
|
☐ Số lượng bài báo của tác giả từ các tổ chức khác đơn vị xuất bản tạp chí <25%
|
0
|
8. Sự phù hợp với định dạng tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế
|
8.1 Tên tác giả, tên cơ quan tác giả và địa chỉ liên hệ (email)
|
☐ Có
☐ Không
|
- Có ở tất các các tiêu chí và thống nhất trong cách trình bày: 2 điểm
- Có ở tất các các tiêu chí nhưng không thống nhất trong cách trình bày: 1 điểm
- Không ở bất kỳ một trong các tiêu chí: 0 điểm
|
2
|
Áp dụng như WoS, Scopus, ACI, TCI và bổ sung thêm tiêu chí 8.4 và 8.5 cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
|
8.2 Tóm tắt bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
|
☐ Có
☐ Không
|
8.3 Có từ khóa của các bài báo xuất bản
|
☐ Có
☐ Không
|
8.4 Có nêu rõ ngày nhận bài, ngày sửa và ngày chấp nhận đăng
|
☐ Có
☐ Không
|
8.5. Bảng, hình, biểu đồ được trình bày rõ ràng và thống nhất
|
☐ Có
☐ Không
|
9. Hệ thống gửi bài và phản biện trực tuyến (online submission system)
|
☐ Có hệ thống trực tuyến và hoạt động tốt
|
2
|
2
|
Áp dụng như WoS, Scopus, ACI, TCI, Mycite
|
☐ Có hệ thống trực tuyến nhưng không hoạt động/sử dụng
|
1
|
☐ Không có hệ thống trực tuyến
|
0
|
10. Chất lượng bài báo (lựa chọn 10 bài báo được xuất bản trong 2 năm gần nhất để thẩm định)
|
Bài báo sẽ được thẩm định chất lượng dựa trên các tiêu chí sau:
- Sự phù hợp về nội dung bài báo với tôn chỉ, phạm vi của tạp chí
- Đóng góp về học thuật (tính mới và hàm lượng khoa học)
- Đóng góp về thực tiễn
|
Điểm số 0-4 tùy thuộc vào dự đánh giá của chuyên gia/nhà khoa học hoặc Hội đồng chức danh giáo sư ngành
|
4
|
Áp dụng như WoS, Scopus, ACI, TCI nhưng việc đánh giá do các chuyên gia/nhà khoa học Việt Nam hoặc Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành
|
Tổng điểm đánh giá
|
|
22
|
|
Đề xuất cách thức xếp loại tạp chí và tính điểm công trình các bài báo trên tạp chí: Trên cơ sở đánh giá và số điểm đạt được như trên, các tạp chí cần được xếp loại và tính điểm công trình với 4 nhóm như sau:
Tạp chí nhóm A: Các tạp chí đạt tổng điểm từ 20 đến 22. Các bài báo công bố trên các tạp chí được xếp nhóm A sẽ đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình 0-1 điểm.
Tạp chí nhóm B: Các tạp chí đạt tổng điểm từ 17 đến 19. Các bài báo công bố trên các tạp chí được xếp nhóm B sẽ đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình 0-0,75 điểm.
Tạp chí nhóm C: Các tạp chí đạt tổng điểm từ 14 đến 16. Các bài báo công bố trên các tạp chí được xếp nhóm C sẽ đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình 0-0,5 điểm.
Tạp chí nhóm D: Các tạp chí đạt tổng điểm từ 11 đến 14. Các bài báo công bố trên các tạp chí được xếp nhóm D sẽ đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình 0-0,25 điểm.
Không xếp loại và không tính điểm công trình cho các bài báo trên các tạp chí đạt tổng số điểm dưới 11 (dưới 50% tổng điểm tối đa).