Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến về các vấn đề như: ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe phụ nữ, trẻ em; tăng cường truyền thông, vận động chính sách, nâng cao nhận thức cho chính quyền, các bộ/ngành đoàn thể, cộng đồng về bảo vệ sức khỏe trước tác động ô nhiễm môi trường; nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ nữ; rà soát các nội dung chưa phù hợp trong các nghị quyết, chính sách về bình đằng giới để kiến nghị điều chỉnh hoặc sửa luật...
Các đại biểu đều thống nhất ý kiến và cho rằng, hiện nay, tại Việt Nam còn thiếu các chính sách về sức khỏe môi trường để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch, hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng; nhận thức của chính quyền các cấp và cộng đồng về bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng chưa cao. Qua đó, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường sự phối hợp liên ngành, coi bảo vệ sức khỏe là mục tiêu quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế phát thải các chất ô nhiễm vào môi trường và tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cho chính quyền và cộng đồng về bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm môi trường. Trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng là người có kiến thức chuyên sâu nên có thể tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống, đặc biệt trong những vấn đề liên quan tới môi trường và phát triển cộng đồng.
MN