Thứ năm, 05/03/2020 10:48

Xu hướng phát triển của năng lượng tái tạo: Nhìn từ số lượng sáng chế

Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự đầu tư chưa từng có vào năng lượng tái tạo. Chúng ta có thể thấy điều này qua sự phát triển đáng kể của các công nghệ mới, hoặc chứng kiến sự lắp đặt của pin mặt trời, tua-bin gió tại nhiều nơi; đặc biệt là thông qua sự gia tăng của số lượng bằng sáng chế được cấp trong lĩnh vực này.

Theo Báo cáo toàn cầu về đầu tư năng lượng tái tạo 2019 (được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Bloomberg NEF , đầu tư vào năng lượng mới trong giai đoạn 2014-2018 đạt trên 250 tỷ USD/năm. Tổng cộng đã có khoảng 2,6 nghìn tỷ USD được đầu tư trên toàn thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2019, tổng năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện lớn) chiếm 26,3% tổng số điện được sản xuất trên toàn thế giới.

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng trong năng lượng tái tạo rất ấn tượng: trong giai đoạn 2002-2012, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng 547% (bảng 1). Những năm tiếp theo mặc dù không có sự đột phá như giai đoạn 2012-2013, song vẫn giữ ở con số tương đối cao.

Bảng 1. Số sáng chế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

 

Năm

Số sáng chế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

2002

831

2003

1.084

2004

1.123

2005

1.464

2006

1.701

2007

2.048

2008

2.575

2009

3.090

2010

3.662

2011

4.272

2012

4.541

2013

4.308

2014

3.556

2015

2.752

2016

2.477

2017

2.606

2018

2.689

2019

2.863

Nguồn: WIPO.

Xu hướng

Đáng chú ý nhất kể từ năm 2002 là sự tăng trưởng của công nghệ về năng lượng mặt trời (bảng 2). Năm 2002, năng lượng mặt trời chỉ chiếm hơn 1/4 số lượng sáng chế, trong khi năm 2019, con số này là gần 1/2. Trong 17 năm qua, số lượng sáng chế được công bố liên quan đến năng lượng mặt trời đã tăng 678%. Con số này đạt đỉnh vào năm 2012, với 2.691 bằng sáng chế quốc tế. Báo cáo toàn cầu về đầu tư năng lượng tái tạo 2019 cho thấy, năm 2009 mới chỉ có 25 Gigawatt (GW) công suất năng lượng mặt trời thì đến giai đoạn 2010-2019, đã tăng lên 638 GW. Trước đó, công nghệ pin nhiên liệu luôn chiếm ưu thế, đạt đỉnh vào đầu năm 2008. Nhưng kể từ đó, số lượng bằng sáng chế được công bố trong lĩnh vực pin nhiên liệu đã giảm dần, năm 2019, đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế cho công nghệ pin nhiên liệu chỉ chiếm 19% của công nghệ năng lượng tái tạo.

Số lượng các ứng dụng bằng sáng chế quốc tế được công bố cho năng lượng gió đã có sự dao động đáng kể, xu hướng chung là tăng trưởng. Năm 2019, các sáng chế trong lĩnh vực này chiếm 28% lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong khi đó, các bằng sáng chế quốc tế liên quan đến năng lượng địa nhiệt có tốc độ tăng trưởng thấp và chỉ chiếm 1,4%.

Bảng 2. Số sáng chế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chia theo lĩnh vực.

 

Năm công nhận sáng chế

Năng lượng Mặt trời

Pin nhiên liệu

Năng lượng gió

Địa nhiệt

2002

218

488

120

5

2003

239

640

194

11

2004

252

696

170

5

2005

403

902

148

11

2006

526

971

193

11

2007

722

1.045

263

18

2008

997

1.173

385

20

2009

1.536

976

530

48

2010

2.026

834

767

35

2011

2.026

854

848

48

2012

2.691

883

914

53

2013

2.465

921

875

47

2014

1.846

949

714

47

2015

1.290

819

608

35

2016

1.296

647

508

26

2017

1.374

577

619

36

2018

1.363

571

713

42

2019

1.479

537

807

40

Nguồn: WIPO.

So sánh giữa các quốc gia

Dựa trên phân tích này, trong giai đoạn 2010 đến 2019, chúng ta có thể thấy rằng, Nhật Bản đứng đầu tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế cho năng lượng tái tạo nói chung và cho công nghệ pin mặt trời, pin nhiên liệu nói riêng. Hoa Kỳ xếp hạng cao nhất về công nghệ địa nhiệt. Đan Mạch xếp hàng đầu về năng lượng gió, tiếp theo là Đức. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào nửa sau của giai đoạn này, bức tranh có phần khác biệt. Trong khi Nhật Bản vẫn dẫn đầu với tổng số 3.114 bằng sáng chế quốc tế được công bố về năng lượng tái tạo; Hoa Kỳ vẫn đứng thứ hai với 2.247, Trung Quốc đã tăng lên vị trí thứ ba với 1.522 (bảng 3). Trong tổng số các ứng dụng được công bố từ Trung Quốc, 1.115 thuộc lĩnh vực công nghệ năng lượng mặt trời (năm 2017, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên vượt qua 100 GW năng lượng mặt trời, mục tiêu của quốc gia này là đạt 1.330 GW vào năm 2050).

Bảng 3. Số sáng chế trong lĩnh vực nưng lượng tái tạo theo quốc gia.

 

2010-2019

Quốc gia

Sáng chế về năng lượng tái tạo

Năng lượng mặt trời

Pin nhiên liệu

Năng lượng gió

Địa nhiệt

Japan

9.394

5.360

3.292

702

40

U.S

6.300

3.876

1.391

927

106

Germany

3.684

1.534

813

1.309

28

Republic of Korea

2.695

1.803

506

360

26

China

2.659

1.892

189

555

23

Denmark

1.495

52

81

1.358

4

France

1.226

660

348

184

34

U.K.

709

208

271

218

12

Spain

678

341

29

300

8

Italy

509

316

57

123

13

Nguồn: WIPO.

Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo là chìa khóa để hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, để thực hiện mục tiêu hạn chế sự gia tăng 1,5oC nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ, năng lượng tái tạo cần phải cung cấp 70-85% lượng điện vào năm 2050. Từ dữ liệu sáng chế về năng lượng tái tạo, trong những năm tới, chúng ta hy vọng sẽ thấy hiệu quả tích cực trong thực tế từ các sáng chế này.

Thu Phương (Theo Tạp chí WIPO số 3/2020)


 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)