Nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về bảo tồn rừng ngập mặn trước sự phát triển của con người và mật độ dân số ngày càng tăng. Nguồn: IOP Publishing
Rừng ngập mặn bao phủ khoảng 0,1% bề mặt Trái đất, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã và điều hòa sự ổn định khí hậu toàn cầu. Những khu rừng ngập mặn này lưu trữ một lượng lớn carbon và rất cần thiết để điều chỉnh chu trình carbon trên quy mô toàn cầu. Đất rừng ngập mặn chứa khối lượng carbon gấp 3 đến 4 lần thường thấy ở các khu rừng phương bắc, ôn đới hoặc nhiệt đới. Trong 20 năm qua, một số lượng đáng kể rừng ngập mặn đã bị thay thế bằng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đô thị hóa, khiến trữ lượng carbon rừng ngập mặn toàn cầu giảm 158,4 triệu tấn.
Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa mật độ dân số con người và trữ lượng carbon trong đất ở rừng ngập mặn đô thị để định lượng vai trò của trữ lượng carbon này trong tổng trữ lượng carbon toàn cầu. Kết quả cho thấy, khi mật độ dân số đạt 300 người/km2 thì lượng carbon lưu giữ trong đất ngập mặn gần khu dân cư ước tính thấp hơn 37% so với rừng ngập mặn không bị tác động. Đồng thời, tỷ lệ phát thải carbon hằng năm do mất rừng ngập mặn hiện được ước tính là 7 triệu tấn và dự đoán vào cuối thế kỷ này sẽ tăng thêm 3.392 triệu tấn do sự tăng mật độ dân số.
Nhật Nam (theo scitechdaily.com)