Thứ năm, 27/04/2023 10:58

Một số vấn đề về sở hữu trí tuệ trong hợp tác trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện thuộc Triển lãm “Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam” hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 21-22/4/2023, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm “Một số vấn đề về sở hữu trí tuệ trong hợp tác trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, tại Việt Nam, khoa học và công nghệ là một trong 8 lĩnh vực của mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Phụ nữ ngày càng có những đóng góp lớn lao trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khoảng cách giới trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn là vấn đề của cả Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Chính vì vậy, việc tạo điều kiện, hỗ trợ nữ giới tiếp cận được các nguồn thông tin, gắn kết hoạt động nghiên cứu với sản xuất kinh doanh thông qua mối quan hệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp gắn với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết.

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ đã trình bày những nội dung về mối liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng như các hoạt động hỗ trợ của các đơn vị trung gian nhằm kết nối, chia sẻ thông tin và thiết lập mối quan hệ cùng có lợi, đồng thời nêu ra một số vấn đề cần lưu ý về sở hữu trí tuệ trong hoạt động hợp tác này. Theo đó, các bên cần xác định mục tiêu đạt được của sự hợp tác, quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra từ việc hợp tác, thực thi và xử lý những tình huống phát sinh, các chủ thể liên quan, đặc biệt là các nhà khoa học cần trang bị kiến thức cơ bản và tìm đến tư vấn chuyên nghiệp; đảm bảo ký kết thỏa thuận bảo mật (trước, trong và sau hợp tác)...

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, tại Việt Nam, khoa học và công nghệ là một trong 8 lĩnh vực của mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Phụ nữ ngày càng có những đóng góp lớn lao trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khoảng cách giới trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn là vấn đề của cả Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Chính vì vậy, việc tạo điều kiện, hỗ trợ nữ giới tiếp cận được các nguồn thông tin, gắn kết hoạt động nghiên cứu với sản xuất kinh doanh thông qua mối quan hệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp gắn với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết.

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ đã trình bày những nội dung về mối liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng như các hoạt động hỗ trợ của các đơn vị trung gian nhằm kết nối, chia sẻ thông tin và thiết lập mối quan hệ cùng có lợi, đồng thời nêu ra một số vấn đề cần lưu ý về sở hữu trí tuệ trong hoạt động hợp tác này. Theo đó, các bên cần xác định mục tiêu đạt được của sự hợp tác, quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra từ việc hợp tác, thực thi và xử lý những tình huống phát sinh, các chủ thể liên quan, đặc biệt là các nhà khoa học cần trang bị kiến thức cơ bản và tìm đến tư vấn chuyên nghiệp; đảm bảo ký kết thỏa thuận bảo mật (trước, trong và sau hợp tác)...

CT

 

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)