Thứ tư, 18/05/2022 08:22

Khánh Hòa: Đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với mục tiêu đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 20H9/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 về Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Khánh Hòa đã đạt được kết quả quan trọng trong công tác quản lý sở hữu trí tuệ. Toàn tỉnh đã xây dựng được 11 thương hiệu sản phẩm đặc trưng, trong đó 9 sản phẩm được hỗ trợ mô hình quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Các sản phẩm đặc trưng xây dựng thương hiệu dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu địa lý sử dụng địa danh như: xoài Cam Lâm, dừa xiêm Ninh Đa, sầu riêng Khánh Sơn, nước mắm Nha Trang, yến sào Nha Trang… đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất và góp phần quan trọng, hiệu quả vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh (Chương trình OCOP).

Sản phẩm Yến sào Nha Trang là 1 trong 11 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu.

Để phát huy những tiềm lực của tỉnh, Khánh Hòa đã đặt ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

Thứ nhất, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đăng ký bảo hộ, bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được triển khai rộng rãi đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Thứ hai, 100% các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức các quy định pháp luật liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ và hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, có ít nhất 5 sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, chủ lực có tiềm năng xuất khẩu, các tri thức truyền thống, văn hóa dân gian của tỉnh được hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các hoạt động quản lý, khai thác và phát triên tài sản trí tuệ, kiêm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Thứ tư, có ít nhất 50% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP, sản phẩm tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các hoạt động quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Định hướng đến năm 2030, cụ thể:

Thứ nhất, các tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh gia tăng cả về số lượng và chất lượng: số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tăng trung bình 20%/năm; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 03%/năm; số lượng đon đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 10-15%/năm; có ít nhất 1 sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, chủ lực có tiềm năng xuất khẩu của tình được hỗ trợ xây dựng, đãng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; có ít nhất 2-3 giống cây trồng của tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; có ít nhất 5 tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh được thương mại hóa.

Thứ hai, có ít nhất 10 sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, chủ lực có tiềm năng xuất khẩu, các tri thức truyền thống, văn hóa dân gian cùa tỉnh được hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các hoạt động quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguôn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Thứ ba, có ít nhất 70% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các hoạt động quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Ngày 9/11/2021, sản phẩm Ốc Hương của tỉnh Khánh Hòa được cấp Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Để đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra, tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Tỉnh sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, các công cụ và cung cấp dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ; hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức dịch vụ đại diện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các tổ chức trung gian tư vấn chuyển giao, thương mại hóa tài sản trí tuệ; triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ tới toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước. Tỉnh Khánh Hòa sẽ thúc đẩy các hoạt động đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thế cho các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, chủ lực có tiềm năng xuất khẩu và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Khánh Hòa sẽ xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ.

Thứ tư, thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tỉnh sẽ hỗ trợ triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc tổ chức các hội thảo các sản phẩm được bảo hộ.

Thứ năm, phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ sáu, hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.

Xuân Bình

 

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)