Thứ năm, 28/04/2022 10:21

Hỗ trợ và phục hồi kinh tế Việt Nam trong điều kiện bình thường mới

“Hỗ trợ và phục hồi kinh tế Việt Nam trong điều kiện bình thường mới” là chủ đề của buổi tọa đàm do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Konrad-Adenauer- Stiftung (KAS) tổ chức.

Tại buổi tọa đàm, Ban tổ chức cho biết, năm 2021kinh tế khó khăn nhất kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra do duy trì trạng thái đóng cửa kéo dài. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng vaccine “thần tốc” triến khai mạnh mẽ đã giúp Việt Nam nhanh chóng cải thiện tình hình. GDP quý I/2022 đạt 5,03%, so với mức tăng 4,72% của quý I/2021 và 3,68% của quý I/2020. Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng 7,79%. FDI vào Việt Nam vẫn tốt (đạt 8,9 tỷ USD), số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng rất cao, đặc biệt là trong khu vực dịch vụ - vốn trước đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, thị trường lao động trong xu hướng phục hồi… Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm như: nguy cơ bùng phát trở lại của Covid19 với các biến chủng mới vẫn hiện hữu, đe dọa tiến trình phục hồi của nền kinh tế; áp lực gia tăng lạm phát đang tăng mạnh; xuất khẩu, nhất là nông sản bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn từ thị trường truyền thống (Trung quốc); sự gia tăng về giá của các loại tài sản (vàng, bất động sản…) dẫn đến dòng tiền trong nền kinh tế vẫn chưa thực sự đi vào sản xuất.

Bàn về nhưng giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch, các đại biểu thống nhất một số khía canh: 1) Cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ đối phó với nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài; 2) Cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng vừa giảm áp lực lạm phát, vừa giúp giảm rủi ro kinh doanh; 3) Hỗ trợ doanh nghiệp trong khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, tháo gỡ những vướng mắc về logistics, giảm thiểu tình trạng ách tắc ở biên giới do công tác phòng dịch; 4) Cần xây dựng các thể chế và chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư và liên kết đầu tư giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); 5) Cần quyết liệt và nhanh hơn các gói kích thích kinh tế đã được thông qua trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, bên canh gói đầu tư cơ sở hạ tầng, các gói cho vay hỗ trợ lãi xuất, hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho người lao động, các biện pháp miễn giảm thuế/phí cho nhóm đối tượng cụ thể, cần được đẩy mạnh hơn nữa; 6) Cần cải cách thể chế và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phục hồi tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đặc biệt là quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, dựa trên ứng dụng nền tảng số và không gian số.

VVH

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)