Thứ năm, 29/07/2021 16:55

Chuyển dịch năng lượng công bằng tại Việt Nam: 2021 và tương lai

“Chuyển dịch năng lượng công bằng tại Việt Nam: 2021 và tương lai” là chủ đề của hội thảo trực tuyến do Tổ chức Friedrich - Ebert - Stiftung (FES) phối hợp cùng Tổ chức Sáng kiến chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) và Tổ chức Ý thức khí hậu đồng tổ chức ngày 27/7/2021 nhằm cập nhật diễn biến của quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra từ năm 2018 đến năm 2020.

Tại hội thảo, các chuyên gia năng lượng đều khẳng định, việc chuyển dịch năng lượng là rất cấp thiết ở Việt Nam để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang đứng trước thách thức kép là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu và sự cấp thiết của việc cắt giảm khí thải. Như vậy, ngành năng lượng và nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước áp lực đổi mới để đảm bảo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhưng không đánh đổi môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, việc xây dựng kịch bản chuyển dịch sang năng lượng sạch mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro cho Việt Nam về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Các lợi ích nổi bật có thể nhìn thấy rõ nét có thể kể đến như: đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Tuy, nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức mà quá trình chuyển dịch năng lượng đặc biệt cần chú trọng khi bắt đầu để đảm bảo tính công bằng: rủi ro xung đột đất đai, đảm bảo sinh kế và việc làm cho người dân địa phương, đào tạo nghề và chuẩn bị nguồn nhân lực, đảm bảo chế độ phúc lợi và quyền lao động cơ bản...

Vì thế, các chuyên gia cho rằng, chuyển dịch năng lượng không đơn thuần là chuyển dịch giữa các loại hình công nghệ mà là sự thay đổi của cả nền kinh tế. Do đó, để đạt được mục tiêu đảm bảo điều hoà lợi ích các bên liên quan, việc cần ưu tiên hơn hết chính là thúc đẩy trao đổi thông tin và học hỏi từ các quốc gia có bối cảnh tương đồng với Việt Nam. Việc trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà hoạch định chính sách và sẽ là bước đầu tiên để tạo được sự đồng thuận của công chúng.

Ngô Thị Tố Nhiên

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)