Thứ hai, 07/10/2019 07:41

Cà tím biến đổi gen giúp nâng cao thu nhập và tiết kiệm chi phí

Cà tím là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh, chúng thường xuyên bị tấn công bởi sâu đục quả và sâu đục thân (FSB) nên cần được xử lý mạnh bởi thuốc trừ sâu. Do đó để giảm tổn thất năng suất do sâu bệnh, nông dân tại Bangladesh thường phải phun thuốc nhiều lần trong suốt một vụ mùa. FSB cũng là một trong các dịch hại phổ biến nhất tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Cà tím biến đổi gen là giống có chứa gen từ vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis (BT) có khả năng kháng lại sự tấn công của dịch sâu FSB.

Năm 2013, Bangladesh đã trở thành quốc gia Nam Á đầu tiên phê duyệt canh tác thương mại cây trồng (thực phẩm) biến đổi gen. Cho tới nay, nông dân tại quốc gia này đang canh tác ngày một phổ biến hơn 4 giống cà tím biến đổi gen có khả năng kháng các loại sâu đục thân, đục quả. Để đánh giá hiệu quả của việc anh tác cà tím biến đổi gen, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế tại Hoa Kỳ (International Food Policy Research Institute) và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Bangladesh (Bangladesh Agricultural Research Institute) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác động của công nghệ cà tím biến đổi gen”. Nghiên cứu được thực hiện với 1.200 nông dân sống tại 200 khu làng khác nhau tại Bangladesh bằng cách chọn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy, chỉ có 1,8% số cây cà tím biến đổi gen bị nhiễm sâu bệnh, trong khi đó số cây cà tím thông thường bị sâu bệnh tấn công lên đến 33,9%; năng suất của cà tím biến đổi gen cao hơn so với cà tím thông thường 42%, đồng thời các giống cà tím biến đổi gen giúp giảm 39% lượng thuốc bảo vệ thực vật, giúp tiết kiệm chi phí cho người sản xuất lên đến 47%, tương đương khoảng 85,5 USD/ha.

CT

 

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)