PGS.TS Huỳnh Thanh Nhã - Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ cho biết, ngành công nghiệp bán dẫn rất đa dạng, bao gồm nhiều khâu như nghiên cứu, phát triển, sản xuất vật liệu, thiết kế, chế tạo, kiểm thử và đóng gói vi mạch... Những năm gần đây, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ đang tập trung xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, đồng thời tăng cường đầu tư cho nghiên cứu về điện tử và vi mạch bán dẫn nhằm phát triển nguồn nhân lực chuyên môn cao.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, chia sẻ các vấn đề cốt lõi như công tác đào tạo, những khó khăn, thách thức, cũng như xu hướng phát triển nguồn lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong tương lai.
Hội thảo là dịp để các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp thảo luận về xu hướng phát triển công nghệ, yêu cầu kiến thức và kỹ năng cho người lao động, cũng như nhu cầu và giải pháp đào tạo nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Đoàn Kiều Tiên