Mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài viết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (S.T.I.D). Bài viết đã làm rõ một số khái niệm, các vấn đề có liên quan; cách tiếp cận mới nhằm góp phần tìm ra con đường đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình dựa trên S.T.I.D. Tạp chí xin lược trích và trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của Bộ trưởng.
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo…, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã trở thành tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, tự động hoá…, góp phần quan trọng vào sự phát triển khoa học, kinh tế, xã hội của ngành và đất nước.
Khi công nghệ phát triển, kỳ vọng của người tiêu dùng cũng tăng theo. Nhu cầu tìm kiếm, tiếp cận, chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết. Một trong những vấn đề đặt ra là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện, nhất là trong điều kiện không gian ảo rộng lớn, truy cập dữ liệu trên mọi phương diện chỉ với thiết bị smartphone. Trước thực tiễn đó, công nghệ mã hóa dữ liệu được đưa vào áp dụng như một giải pháp hiệu quả. Ban đầu là các mã vạch (barcode) truyền thống, hay còn được gọi là mã vạch một chiều (mã 1D), xuất hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu của các nhà bán lẻ. Cho đến nay, thương mại điện tử bùng nổ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mã vạch hai chiều (mã 2D) - một hình thức mã hóa tiên tiến, linh hoạt hơn và có khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn hơn trong một diện tích nhỏ, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Mã 2D không chỉ là bước tiến vượt bậc so với mã vạch truyền thống (1D), mà còn là nền tảng quan trọng trong các hệ thống thông minh, Internet vạn vật (IoT), và các giải pháp số hóa hiện đại.
Là cửa ngõ kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Long An có nhiều dư địa để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thiết thực phục vụ công tác quản lý, điều hành cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc chuyển giao các thành quả khoa học từ viện nghiên cứu, trường đại học ra thực tế sản xuất vẫn còn là điểm nghẽn lớn của nhiều nước. Mới đây, People’s Daily (Nhân Dân nhật báo, Trung Quốc) đã chia sẻ sáng kiến của tỉnh Chiết Giang trong việc chủ động đổi mới cơ chế, thí điểm hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản cố hữu, từ đó xây dựng nên những mô hình thành công trong chuyển giao công nghệ giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.
Cho đến nay, ung thư vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với sức khỏe con người. Nguyên nhân cơ bản là các tế bào ung thư có nguồn gốc từ các tế bào khỏe mạnh với cấu trúc phân tử rất giống nhau. Sự giống nhau này khiến hệ thống miễn dịch khó nhận biết và tiêu diệt hiệu quả các tế bào đã biến đổi. Tế bào T γδ là một quần thể tế bào miễn dịch độc đáo, có thể nhận biết và tiêu diệt khối u. Quần thể này bao gồm một dòng tế bào T được bảo tồn về mặt tiến hóa, hơn hứa hẹn sẽ là liệu pháp miễn dịch thế hệ tiếp theo nhằm tiếp cận nhiều nhóm bệnh nhân hơn cũng như hạn chế được nhiều tác dụng phụ hơn so với các liệu pháp điều trị ung thư khác.