Quán triệt phương châm hành động của Chính phủ năm 2024 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm gắn kết khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Đảng ta đã khẳng định chủ trương phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển KH,CN&ĐMST và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 57-NQ/TW); Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo thúc đẩy mạnh mẽ ngoại giao khoa học và công nghệ (KH&CN). Chính vì vậy, thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN để cụ thể hóa nội hàm của ngoại giao KH&CN.
Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024. Đây là năm thứ 19 hoạt động này được tổ chức, với sự tham gia của các phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực khoa học và công nghệ của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Các lĩnh vực được bình chọn gồm: cơ chế chính sách; khoa học, công nghệ ứng dụng; khoa học xã hội và nhân văn; tôn vinh nhà khoa học.
Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thời gian qua đã có nhiều cơ chế chính sách lớn về chuyển giao công nghệ (CGCN) được ban hành và đi vào đời sống. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ. Để có cái nhìn tổng quan về chính sách pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động CGCN tại Việt Nam cũng như những định hướng sửa đổi hành lang pháp lý liên quan trong thời gian tới, Tạp chí KH&CN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ KH&CN.
Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 và các văn bản liên quan đã có nhiều điểm thuận lợi cho sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn bộc lộ một số hạn chế, gây khó khăn cho quá trình thực thi và không thể tạo đà cho sự bứt phá đáng kể. Bài viết nêu lên một số rào cản và kiến nghị về chính sách đầu tư và quản lý nhiệm vụ KH&CN, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần hoàn thiện chính sách về KH,CN&ĐMST trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Ngày 05/09/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Trong Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/09/2024 đã đề cập đến vấn đề điện hạt nhân. Cụ thể, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới, bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhằm thúc đẩy, nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật Hồi giáo (Halal), việc định hướng chứng nhận sản phẩm, dịch vụ Halal do Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia (thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp) thực hiện sẽ giúp các doanh nghiệp có “giấy thông hành” khi xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo. Qua đó, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt trong quá trình hội nhập và phát triển.
Mới đây, Nhóm Nghiên cứu Đo lường Khoa học và Chính sách Quản trị Nghiên cứu thuộc Trường Đại học Văn Lang đã công bố công trình “Xếp hạng thành tựu bài báo nghiên cứu của các đại học Việt Nam trong nửa đầu năm 2024” (SARAP Ranking-2024-0.5) trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam - Bộ KH&CN. Kết quả nghiên cứu này đã nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học. Nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục phát triển SARAP Ranking-2024-0.5 theo hướng hiệu suất công bố bài báo nghiên cứu so với tổng số giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học (sau đây viết tắt là ĐH). Bài viết xin được chia sẻ một số quan điểm về vấn đề này để độc giả cùng quan tâm, tham khảo.
Đến năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) đã ban hành 28 Chương trình KH&CN cấp quốc gia hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), trong đó có Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30, được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt ngày 29/10/2024. Bài viết cung cấp các nội dung là căn cứ để các tổ chức, cá nhân tham khảo, đề xuất thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ phục vụ cho mục tiêu Net Zero.