Ngày 08/03/2025, tại Cần Thơ, dưới sự chứng kiến của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, PGG.TS Trần Trung Tính - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ và TS Sylvain Ouillon - Trưởng Đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) của Pháp tại Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU). Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn trong các lĩnh vực như: khoa học môi trường, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, khoa học xã hội, công nghệ và kỹ thuật...
Ngày 09/03/2025, Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tổ chức Lễ khánh thành tuyến đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành - Suối Tiên được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.
Nhằm tăng cường trao đổi, kết nối, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngày 05/03/2025, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ đã tổ chức buổi họp mặt doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn thành phố.
Ngày 04/03/2025, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng sự kiện Kỷ niệm 70 năm thành lập, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Trường Đại học Saskatchewan (Canada). Đây là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2025-2030, mang đến nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu và làm việc quốc tế cho sinh viên, giảng viên và cán bộ Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm trình độ thạc sỹ và ngành khoa học máy tính trình độ tiến sỹ.
Trường Đại học Cần Thơ vừa phối hợp với Quỹ châu Á (The Asia Foundation -TAF) tổ chức Lễ trao học bổng STEM (các chuyên ngành liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) do Quỹ châu Á khóa III giai đoạn 2024-2028 tài trợ.
Thông qua việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu phục tráng các giống lúa mùa đặc sản, hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác và xây dựng thương hiệu gạo vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”, TS Trần Đình Giỏi và các cộng sự thuộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã điều tra, khảo sát, thu thập được 22 giống, tuyển chọn và phục tráng thành công 3 giống lúa mùa Ba Bụi, Một Bụi và Tiêu Chệt. Đây là những giống lúa có khả năng chịu mặn, năng suất cao, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
Triển khai kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia được giao thực hiện dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”. Sau 3 năm triển khai (2022-2024), dự án đã hỗ trợ cho 15 doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh Lạng Sơn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá, góp phần nâng cao chất lượng, đặc biệt là những sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh.
Nâng cao tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN); tạo dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST); phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và doanh nghiệp KH&CN… là những giải pháp chủ đạo được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Các giải pháp đột phá thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số quốc gia tại tỉnh Sóc Trăng” do Sở KH&CN Sóc Trăng tổ chức.
Với vị trí địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, Thành phố Huế được xem là địa phương tiềm năng có thể khai thác tài nguyên bản địa, đầu tư vào việc phát triển nguồn nguyên liệu và chế biến dược liệu. Với mục tiêu tăng năng suất gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế dược liệu, trong thời gian qua, Thành phố Huế đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm ứng dụng khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là một trong những hướng đi chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tận dụng hiệu quả các ưu điểm về môi trường tự nhiên và xã hội.