Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
Cụ thể là: 1) Cần tách bạch chức năng sản xuất và chính trị - xã hội, tách bạch chức năng sở hữu với chức năng điều tiết thị trường trong các DNNN; 2) Xác định lĩnh vực ngành nghề DNNN phải tham gia hoạt động, những lính vực ngành nghề DNNN không nhất thiết phải tham gia; 3) Đẩy mạnh việc tái cấu trúc các DNNN; 4) Đẩy mạnh hoạt động cổ phần hóa các DNNN; 5) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về QTCT, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch; 6) Xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong DNNN.
Với mẫu nghiên cứu gồm hơn 200 DNNN đã cổ phần hóa, nghiên cứu của PGS.TS Lưu Thị Minh Ngọc - Trường Quốc tế đã đánh giá chất lượng QTCT trong các DNNN cổ phần hóa ở Việt Nam. Theo đó, các công ty mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu pháp lý cơ bản và chất lượng QTCT của họ đạt mức đáng khích lệ. Điểm chất lượng QTCT trung bình của các công ty Việt Nam dao động từ 50 đến 70 điểm, trong đó phổ biến nhất là từ 50 đến 55 điểm. Phát hiện của nghiên cứu phù hợp với kết quả khảo sát các công ty cổ phần Việt Nam trong Giải thưởng Công ty niêm yết Việt Nam 2018.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, đã đến lúc cơ quan nhà nước cần phải đưa quy chế về QTCT vào hoạt động. Có thể thấy, chủ đề QTCT là một chủ đề có sức hấp dẫn và nên tiếp tục được nghiên cứu để có giá trị và sức lan tỏa lớn hơn. Hội thảo đóng vai trò như một diễn đàn mở để các nhà khoa học chia sẻ các hướng nghiên cứu mới và tăng cường sự kết nối, giao lưu giữa các nhóm nghiên cứu của ĐHQGHN với các nhà khoa học ở các đơn vị khác.
VH