Thứ hai, 05/06/2023 07:55

Công nghệ BaSISS: “Kính hiển vi” mới trong nghiên cứu ung thư

Đặng Xuân Thắng

Tổ chức Y khoa Heart Heroes ASEAN (Indonesia)

Tế bào ung thư là những thực thể động, liên tục thay đổi và định hình lại các tương tác giữa chúng với môi trường vi mô xung quanh khối u. Những tế bào này có nhiều quần thể con, là những nhóm tế bào khác biệt về mặt di truyền. Các công nghệ gen như giải trình tự toàn bộ gen (Whole genome sequencing - WGS) đã phát hiện ra các dòng con nhưng dường như không đủ khả năng giải mã tất cả các đặc điểm kiểu hình cũng như tương tác của chúng trong cả hệ sinh thái mô. Đó là một hạn chế lớn vì tất cả các đặc tính của các dòng con là yếu tố quyết định sự phát triển, tiến triển, tái phát hoặc kết quả bất lợi của ung thư. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã phát triển quy trình lập bản đồ nhân bản di truyền tập trung vào công nghệ giải trình tự tại chỗ (Base-specific in situ sequencing - BaSISS) cho phép phát hiện sự tiến triển di truyền, bao gồm cả các trình tự di truyền trong lịch sử của khối u; từ đó đảm bảo đánh giá hiệu quả nhờ kết hợp giữa di truyền và mô bệnh học về sự tiến triển của ung thư.

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)