PGS.TS Chu Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, hàng năm ngành nông nghiệp thải bỏ ra môi trường lượng lớn phế, phụ phẩm. Lượng phế, phụ phẩm này thường được xử lý đơn giản như đốt, chôn lấp hoặc chất thành đống và có thể gây ra sự ô nhiễm môi trường. Việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra sản phẩm thương mại có giá trị cao có rất nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phế phụ phẩm nông nghiệp phổ biến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như vỏ trấu, vỏ lạc, vỏ và hạt nhãn… có nhiều tiềm năng để sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao như than hoạt tính. Đây là một loại vật liệu có cấu trúc xốp, diện tích tbề mặt lớn, thân thiện với môi trường và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ xử lý khí, nước thải; ứng dụng trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp…
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe và thảo luận về các vấn đề liên quan đến công nghệ chế tạo than hoạt tính từ phế, phụ phẩm nông nghiệp như: Phế, phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất than hoạt tính; Công nghệ sản xuất than hoạt tính từ phế, phụ phẩm nông nghiệp; Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp nung yếm khí…
CVT