Thứ năm, 10/05/2018 00:41

Sử dụng quang xúc tác để xử lý nước thải chứa Cr(VI)

Lê Tiến Khoa

(tổng hợp)

Trong nhiều thập kỷ, xúc tác quang hóa đã được phát triển cho mục tiêu xử lý nước thải chứa các phân tử hữu cơ ô nhiễm dựa trên khả năng oxy hóa mạnh của các gốc tự do hydroxyl sinh ra từ phản ứng giữa lỗ trống quang sinh và các phân tử hấp phụ trên bề mặt xúc tác. Tuy nhiên, đối với nước thải chứa kim loại nặng, chẳng hạn như Cr(VI), rất ít báo cáo tiến hành thử nghiệm quang xúc tác để xử lý. Gần đây, nhóm nghiên cứu của TS Sharad Sontakke thuộc Khoa Công nghệ hóa học (Học viện Kỹ thuật hóa, Ấn Độ) đã đề nghị sử dụng quang xúc tác nano TiO2 điều chế từ phương pháp tổng hợp đốt cháy để xử lý Cr(VI) trong môi trường nước. Kết quả cho thấy, Cr(VI) có thể bị khử dễ dàng xuống Cr(III) bằng xúc tác quang hóa nano TiO2 dưới bức xạ UV ở nhiệt độ thường mà không cần bổ sung chất khử. Phương pháp này vừa thể hiện tính hiệu quả cao, lại vừa đơn giản, dễ sử dụng, chi phí thấp, thích hợp để ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần.

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)