Theo ông Tim Whetstone - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cơ bản Úc, sau 16 năm và hàng triệu USD tổn thất kinh tế cũng như các cơ hội nghiên cứu bị bỏ lỡ, đây là một ngày quan trọng có tính lịch sử với nông dân Nam Úc - những người từ nay có thể lựa chọn họ có thể trồng các giống cây phù hợp nhất với họ trong thời gian tới. Quyết định này cũng mang lại cho nông dân sự chắc chắn về pháp lý để họ có thể tiếp tục đầu tư vào gieo trồng các hạt giống BĐG và trồng các giống cây này từ mùa vụ năm sau (2021). Bằng việc mang đến cho người nông dân nhiều công cụ hơn, chúng ta đang hỗ trợ họ thúc đẩy ngành nông nghiệp khi mà nông dân đang phải đối mặt với hạn hán và khí hậu biến đổi, phát triển nền kinh tế và tạo ra việc làm.
Cánh đồng cải dầu tại Úc
Giám đốc điều hành CropLife Úc, ông Matthew Cossey cho biết, với điều kiện thời tiết không thuận lợi và khí hậu thay đổi sẽ khiến việc canh tác trở nên khó khăn hơn, người dân ở Nam Úc cần được tiếp cận với mọi công nghệ an toàn và hiệu quả có thể hỗ trợ họ canh tác theo cách bền vững hơn với môi trường. Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ không chỉ mang đến lợi ích về kinh tế cho nông dân, mà còn đưa Nam Úc lên một sân chơi bình đẳng với các bang khác tại lục địa Úc - nơi đã tiếp cận với công nghệ BĐG trong ít nhất một thập kỷ qua.
Trong hơn 20 năm qua, nhiều loại cây trồng BĐG được phê duyệt đã được trồng ở Úc và nhiều nơi trên thế giới, nhờ vào đó 183 triệu ha đất được cứu khỏi việc cày xới đất. Điều này đã dẫn đến việc tích trữ nước được cải thiện, giảm đáng kể xói mòn đất và rừng nguyên sinh được cứu khỏi việc trở thành đất sản xuất nông nghiệp. Cây trồng BĐG đã giúp tiết kiệm 27 tỷ kg lượng khí thải CO2 - tương đương với việc loại bỏ 90% xe ô tô chở khách hoạt động tại Úc trong một năm.
CT