Thứ sáu, 13/03/2020 08:15

Thành tựu của kỹ thuật chỉnh sửa hệ gen trong cải thiện di truyền cây lúa gạo (Oryza sativa)

Chu Đức Hà1, Phùng Thị Thu Hương1, Phạm Bích Ngọc2, Lê Thị Ngọc Quỳnh3,
Lê Hùng Lĩnh1, Phạm Xuân Hội1, Lê Tiến Dũng4

1Viện Di truyền Nông nghiệp, VAAS
2Viện Công nghệ Sinh học, VAST
3Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi
4Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Chỉnh sửa hệ gen với hệ thống CRISPR/Cas đã trở thành một trong những công cụ đắc lực nhằm cải thiện các tính trạng của cây trồng. Về bản chất, hệ thống CRISPR/Cas cho phép can thiệp vào gen tại những vị trí có định hướng. Cho đến nay, khoảng 24 loài cây trồng, với ít nhất 193 gen đã được báo cáo chỉnh sửa thành công nhằm cải thiện những đặc tính liên quan đến quá trình trao đổi chất, khả năng chống chịu bất lợi và các yếu tố cấu thành năng suất. Ở lúa gạo (Oryza sativa), nỗ lực của các nhà khoa học cũng đã được ghi nhận trong việc cải biên các gen kháng thuốc diệt cỏ, asen (ALS, ARM1) hoặc quy định năng suất (AAP3, GS3, DEP1, GW2, PYL1, PYL4, PYL6, Gn1a). Bài viết tổng hợp những thành tựu của chỉnh sửa hệ gen trên lúa gạo, từ đó đưa ra thảo luận một số ý kiến nhằm xây dựng một chiến lược nghiên cứu dài hạn cho chỉnh sửa hệ gen trên cây trồng nói chung và lúa gạo nói riêng.

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)