Thứ hai, 30/06/2025 10:18

Mô hình chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện để tối ưu hóa hoạt động nội bộ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ ra quyết định và quản lý, điều hành…, ngày 28/6/2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Mô hình chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ (phiênPhiên bản 1.0).

Mô hình chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ KH&CN được ban hành nhằm giúp hoạt động của Bộ được ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện nhằm: tối ưu hóa hoạt động nội bộ; nâng cao trải nghiệm người dùng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; hỗ trợ ra quyết định và quản lý, điều hành. Đồng thời, bảo đảm tính minh bạch, công khai và an toàn thông tin.

Mô hình được thực hiện phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số của Bộ KH&CN; bảo đảm việc đầu tư triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới Chính phủ số hiệu quả; nền tảng là giải pháp đột phá. Kết hợp mô hình triển khai tập trung và phân tán. Phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt để có thể sử dụng tại mọi nơi; áp dụng hiệu quả các công nghệ số mới; sử dụng, ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây và các công nghệ hiện đại khác theo lộ trình phù hợp; tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, quy định kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số của quốc gia, chuyên ngành; phát triển dữ liệu số tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số của Bộ, bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao để phát triển các dịch vụ đổi mới sáng tạo.

Các thành phần của Mô hình tổng thể bao gồm:

Người dùng: Là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ bao gồm: người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Các cơ quan nhà nước: sử dụng các dịch vụ từ các cơ quan nhà nước khác để thực hiện công việc hoặc cung cấp dịch vụ cho cơ quan nhà nước khác. Các Doanh nghiệp: sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước khác nhau. Công dân: sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước khác nhau. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: truy cập đến các dịch vụ nội bộ của cơ quan để thực hiện công việc của họ...

Ứng dụng: gồm Hệ thống thông tin dùng chung nội bộ Bộ KH&CN phục vụ quản trị nội bộ. Đây là những hệ thống dùng chung trong phạm vi nội bộ của Bộ KH&CN giúp lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức và người lao động thực hiện trao đổi thông tin và xử lý công việc trên đó; hỗ trợ, phục vụ công tác quản trị nội bộ; hệ thống thông tin dùng chung nội bộ Bộ KH&CN phục vụ quản lý chuyên ngành. Đây là những hệ thống dùng chung trong phạm vi nội bộ của Bộ KH&CN giúp lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức và người lao động thực hiện trao đổi thông tin và xử lý công việc trên đó; hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành; Hệ thống thông tin dùng chung trong và ngoài Bộ phục vụ quản lý chuyên ngành: là những hệ thống dùng chung trong phạm vi cả trong và ngoài Bộ giúp lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức và người lao động thực hiện trao đổi thông tin và xử lý công việc trên đó, đồng thời hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành; Hệ thống thông tin dùng riêng tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ: là những hệ thống dùng riêng của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, chủ yếu phục vụ các hoạt động điều hành và quản lý chuyên môn của đơn vị; Hệ thốngthông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp: là những ứng dụng cung cấp thông tin, tiếp nhận ý kiến cũng như cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực Bộ KH&CN quản lý tới người dân, doanh nghiệp, gồm: cổng thông tin điện tử của Bộ, cổng dữ liệu mở, hệ thống phản ánh, kiến nghị, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính… Bên cạnh đó là trợ lý ảo (AI) - phần mềm, ứng dụng có khả năng thực hiện các tác vụ hoặc dịch vụ cho cá nhân người sử dụng (các trợ lý ảo có thể được tích hợp vào nhiều loại nền tảng khác nhau); Nền tảng quản trị số: là một hệ thống phần mềm tập trung, được thiết kế để quản lý các hoạt động và quy trình của một tổ chức một cách toàn diện và hiệu quả. Điều này giúp đơn giản hóa các tác vụ quản lý, tự động hóa các quy trình và cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của Bộ.

Dữ liệu số: Mô hình tập hợp ba loại dữ liệu hình thành lên hồ dữ liệu (data lake): dữ liệu quản trị điều hành; dữ liệu chuyên ngành; dữ liệu mở. Trong đó, dữ liệu quản trị điều hành là những dữ liệu được tập hợp từ các ứng dụng nội bộ và những ứng dụng dùng chung trong và ngoài Bộ phục vụ công tác quản trị điều hành; Dữ liệu chuyên ngành là những dữ liệu được tập hợp từ các ứng dụng dùng riêng/chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ và ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp; Dữ liệu mở bao gồm dữ liệu được công khai, chia sẻ cho công dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận, tái sử dụng và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ có giá trị gia tăng từ những dữ liệu này.

Hạ tầng số: bao gồm hạ tầng công nghệ thông tin tại Bộ, hiện có 06 trung tâm dữ liệu (Data center, DC) với các thông tin cơ bản như: Trung tâm dữ liệu tại tòa nhà 68 Dương Đình Nghệ (DC Cục Viễn thông); Trung tâm dữ liệu tại tòa nhà Trung tâm Internet Việt Nam (DC VNNIC Hòa Lạc); Trung tâm dữ liệu tại trụ sở Bộ KHCN, 18 Nguyễn Du (DC 18 Nguyễn Du); Trung tâm dữ liệu tại tòa nhà Cục Tần số (DC Cục Tần số)…; Hạ tầng đám mây (cloud) mục tiêu tập trung vào thiết lập, khai thác hiệu quả trung tâm dữ liệu của quốc gia và của các bộ, ngành.

An toàn thông tin mạng, an ninh mạng: Việc bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử phải thống nhất, đồng bộ các hệ thống, cơ sở dữ liệu... Quá trình thực thi bảo đảm an toàn thông tin cho các thành phần trên cần được thực hiện bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo, chính sách: Bao gồm công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, xây dựng ban hành các chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, đào tạo, truyền thông, quản lý chiến lược, quản lý rủi. Tập trung triển khai một số nội dung chủ yếu về công tác chỉ đạo, chính sách như: Ban hành chiến lược, kế hoạch, đề án chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực; rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành…

Nền tảng chia sẻ, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ: Là nền tảng thực hiện việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thốngthông tin của Bộ. Các hệ thống thông tin của Bộ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong và ngoài Bộ thông qua nền tảng cơ sở dữ liệu của Bộ. Nền tảng này được kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bên ngoài: Kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bên ngoài qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia theo hình thức kết nối tập trung và hình thức kết nối trực tiếp theo mô hình phân tán. Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia bao gồm các dịch vụ, ứng dụng có thể chia sẻ, dùng chung cấp quốc gia để kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các Bộ, ngành và địa phương.

Trung tâm Công nghệ thông tin được giao là đơn vị điều phối chung, hướng dẫn chuyển đổi số của các đơn vịt rong Bộ. Các đơn vị chuyên môn liên quan cùng hỗ trợnguồn lực để triển khai, bao gồm các đơn vị: Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục Viễn thông, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Trung tâm Internet Việt Nam. Trung tâm Công nghệ thông tin ban hành danh mục nền tảng, cơ sở dữ liệu của Bộ, bao gồm: danh mục các nền tảng, cơ sở dữ liệu quốc gia; nền tảng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; nền tảng, cơ sở dữ liệu quản trị điều hành. Đồng thời, hướng dẫn rõ ràng về công tác quản trị dữ liệu bao gồm: công tác xây dựng và phát triển dữ liệu; kết nối chia sẻ và khai thác dữ liệu; bảo đảm an toàn thông tin... Cần xây dựng, cập nhật kiến trúc Chính phủ số của Bộ để làm căn cứ đánh giá, thẩm định tính tuân thủ, bảo đảm hiệu quả trong đầu tư.

Bên cạnh đó, Trung tâm Công nghệ thông tin được giao xây dựng, phát triển các nền tảng cốt lõi và hệ thống thông tin dùng chung nội bộ, trong và ngoài Bộ như: Nền tảng quản trị số, Nền tảng quản lý nhiệm vụ KH&CN quốc gia, Hệ thống xử lý thủ tục hành chính, Nền tảng dữ liệu, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành… Các đơn vị theo chức năng, nhiệm  vụ triển  khai  các  hệ thống  nghiệp  vụ chuyên ngành bảo đảm phù hợp với Mô hình này.

CT

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)