Thứ sáu, 17/08/2012 03:38

Thiết bị y tế viễn thông "made in Vietnam"

 Bộ môn Kỹ thuật y sinh (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) vừa nghiên cứu, chế tạo thành công dòng thiết bị y tế viễn thông. Các thiết bị này giúp bệnh nhân theo dõi sức khỏe tại nhà mà vẫn kết nối được với bác sỹ một cách thuận tiện.

1. Hệ thống đo huyết áp từ xa, gồm: máy viễn áp (giúp đo huyết áp từ xa, tự động truyền dữ liệu qua mạng ADSL hoặc 3G và lưu trữ trên server); các phần mềm quản lý giúp: (1) bác sĩ đăng nhập thông tin về máy và về bệnh nhân, (2) thu thập dữ liệu đo được và tự động gửi dữ liệu đến một server, (3) bác sĩ có thể xem trực tiếp dữ liệu đang được đo, hoặc sau này lấy dữ liệu từ server xuống để xem xét.

altalt

 

2. Máy hô hấp ký từ xa: hệ thống này giúp bệnh nhân bị hen suyễn hay mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể tự kiểm soát tại nhà.

altalt    

Máy hô hấp ký từ xa (bên trái) và giao diện trên màn hình của bệnh nhân hay bác sĩ (bên phải). Bệnh nhân có thể theo dõi diễn tiến trong khi đo để tự kiểm soát

 

3. Hệ thống đo hàm lượng đường từ xa: hệ thống này giúp kết nối thiết bị đo hàm lượng đường trong máu (hiện có trên thị trường) với điện thoại di động (smart phone). Bệnh nhân sử dụng máy để đo hàm lượng đường như bình thường, dữ liệu đo được sẽ tự động truyền đến điện thoại di động của mình bằng Bluetooth và đến server bằng Wifi hay 3G. Các bác sĩ dùng điện thoại di động hay laptop của mình để truy cập các dữ liệu này trên server để tư vấn cho bệnh nhân. Đối với bệnh nhân không quen sử dụng điện thoại di động, dữ liệu đo được có thể truyền trực tiếp đến server qua GPRS.

alt

Thiết bị đo hàm lượng đường từ xa do Bộ môn Kỹ thuật y sinh phát triển và chế tạo (giữa) giúp kết nối qua Bluetooth một máy đo hàm lượng đường trong máu hiện có trên thị trường (trái) và điện thoại di động thông minh (phải) hiện có trên thị trường

alt

Website do Bộ môn Kỹ thuật y sinh thiết kế cho từng bệnh nhân và bác sỹ để họ có thể trao đổi và cập nhật thông tin

4. Máy theo dõi nhịp thở từ xa: máy này sử dụng cảm biến đo gia tốc. Dữ liệu đo được gửi qua laptop bằng Bluetooth. Bác sĩ có thể theo dõi trực tiếp trên màn hình hiện trạng của bệnh nhân. Máy này cũng có thể được sử dụng tại nhà.

alt

Máy theo dõi nhịp thở từ xa: hai cảm biến đo gia tốc (mũi tên) được gắn lên ngực và bụng của bệnh nhân

 

Chi tiết xin liên hệ: Bộ môn Kỹ thuật y sinh (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh; Tel: (08)37244270 - Ext: 3237; Fax: (08)37244271; Website: www.hcmiu.edu.vn/bme; Email: vvtoi@hcmiu.edu.vn

 

 

 

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)