Thứ sáu, 20/07/2012 10:07

Công nghệ cố định vi khuẩn thành dạng hạt

 Một trong những yếu tố vận hành quan trọng đảm bảo duy trì được hiệu suất ổn định của các công trình xử lý kỵ khí nước thải là kiểm soát và duy trì được một lượng vi khuẩn thích ứng trong công trình.

Trong thực tế, vi khuẩn tồn tại dưới dạng bùn lơ lửng, dễ dàng bị cuốn trôi theo dòng nước thải khi tăng công suất xử lý hoặc bị cuốn theo các bọt khí phát sinh trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Như vậy khối tích công trình phải được thiết kế đủ lớn để ngăn ngừa tình trạng cuốn trôi bùn, dẫn tới tăng chi phí đầu tư xây dựng cũng như sự phức tạp trong quản lý vận hành công trình. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) đã nghiên cứu thành công công nghệ tạo hạt vi khuẩn có đường kính từ 3 đến 5 mm. Các hạt vi khuẩn có khả năng lắng và lưu lại trong công trình và có độ hoạt tính sinh học cao, giúp giải quyết được các vấn đề liên quan tới việc vận hành nêu trên, đồng thời thu nhỏ được khối tích công trình xử lý. Các kết quả thử nghiệm bước đầu với đối tượng nước thải của công nghiệp sản xuất nước hoa quả cho thấy, việc ứng dụng các hạt vi khuẩn giúp công trình bể UASB có khả năng duy trì hiệu suất xử lý trên 80% với nước thải có nồng độ COD đầu vào 2.000-5.000 mg/l. Với thời gian lưu nước 6-12 h, từ 1 kg COD/ngđ trong nước thải đầu vào có khả năng phát sinh 1,8 m3 khí sinh học/ngđ; 0,05 kg bùn dư-TSS/ngđ. 

Mọi chi tiết xin liên hệ: Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội)

55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: (04)36284509; Mobil: 0983190469; E-mail: leuthobach@hn.vnn.vn

 

 

 

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)