Thứ hai, 20/11/2023 15:44

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: 125 năm xây dựng và phát triển

Ngày 18/11/2023, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm ngày truyền thống và kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

TS Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, từ một trường “non trẻ” trong hệ thống các trường đại học nước nhà, sau 18 năm nâng cấp lên đại học, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học của thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 với triết lý “Giáo dục toàn diện vì sự phát triển bền vững và hội nhập”; đội ngũ cán bộ, giảng viên phát triển cả về số lượng và chất lượng; các chương trình đào tạo của Nhà trường được thiết kế đạt chuẩn quốc gia, bám sát nhu cầu của doanh nghiệp; tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 90-100%.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường những năm qua phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhà trường đã thực hiện 27 nhiệm vụ cấp quốc gia, 72 nhiệm vụ cấp bộ/tỉnh, hơn 800 nhiệm vụ cấp cơ sở; đã công bố 7.000 bài báo, sáng chế, trong đó có hơn 2.000 bài báo quốc tế. Đến nay, Nhà trường bước đầu thành công trong đổi mới mô hình quản trị, thành lập 2 Trường trực thuộc trong mục tiêu thành lập 5 trường vào năm 2025.

Trước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, yêu cầu của nền kinh tế tri thức, chuyển đổi số, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đặt ra định hướng phát triển trong giai đoạn tới là:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thích ứng với thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong quá trình đổi mới, lấy sinh viên làm chủ thể và hướng tới lợi ích lớn hơn cho sinh viên; lấy tiến bộ và thành công của sinh viên làm tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, nhà khoa học toàn diện về tư tưởng chính trị, đạo đức, chuyên môn và năng lực sư phạm hiện đại; có cơ chế trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài; tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để thu hút được những nhà giáo, nhà khoa học danh tiếng, xuất sắc, có đức, có tài, gắn bó lâu dài với Nhà trường.

Thứ ba, xây dựng môi trường giáo dục mở, hạnh phúc, trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức, thượng tôn pháp luật và gìn giữ nét đẹp văn hóa để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực toàn diện cả về tri thức và đạo đức.

Thứ tư, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống, phát triển có đột phá, đổi mới, sáng tạo trong kiến tạo mô hình, phương thức quản trị đại học tiên tiến, hướng tới xây dựng và phát triển thành đại học thông minh.

Phong Vũ

 

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)