Theo đó, những thách thức về nông nghiệp như nguồn cung cấp phân bón sinh học bền vững có thể được giải quyết bằng nghiên cứu mới cho thấy các chủng tảo khác nhau từ những môi trường sống tương tự có khả năng khác nhau để hấp thụ các thành phần chính của nước thải là một ví dụ.
Các loại phân bón hóa học hiện nay thường được sử dụng trong ngành nông nghiệp không được cây trồng hấp thụ hết do số lượng sử dụng, dẫn đến một số bị chảy tràn vào sông hồ khi mưa. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của tảo và như vậy khiến các loài thực vật khác trong hồ chết do thiếu ánh sáng mặt trời và ôxy.
Nghiên cứu mới, được công bố bởi tác giả Seetharaman Vaidyanathan đến từ Khoa Kỹ thuật hóa học và sinh học, Đại học Sheffield đã phát hiện ra các chủng tảo khác nhau từ một môi trường sống tương tự có thể hấp thụ lượng phosphate và nitrate khác nhau từ nguồn nước thải trước khi chúng đến sông hồ. Những chất dinh dưỡng này có thể được loại bỏ và tái sử dụng làm phân bón sinh học, ngăn chặn tảo phát triển trong môi trường nước.
Sự khác biệt về số lượng trong quần thể tảo từ môi trường sống tương tự có thể hấp thụ chủ yếu liên quan đến các yếu tố như việc cung cấp CO2, nitrate và phosphate, mặc dù điều này cũng khác nhau giữa các chủng tảo khác nhau. Loại tảo này cũng có lợi ích trong việc hút CO2 từ khí quyển và thu giữ nó, điều này ngày càng quan trọng đối với mục tiêu của nước Anh là không có lượng khí thải carbon ròng vào năm 2050. Hy vọng rằng trong tương lai, dữ liệu về cách thức và lý do tại sao tảo hấp thụ lượng khác nhau có thể được sử dụng để thiết lập các lộ trình sản xuất sinh học bền vững bao gồm việc sử dụng thu giữ carbon thông qua tảo.
Thanh Trúc (theo Phys.org)