Vũ Thị Ngọc Diệp1, Phạm Khánh Huyền1, Nguyễn Văn Giang1, Khuất Hữu Trung2, Trần Đăng Khánh2, 3
1Khoa Công nghệ Sinh học, Học Viện nông nghiệp Việt Nam
2Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam
3Trung tâm Chuyên gia, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong tự nhiên, thực vật chịu nhiều ức chế phi sinh học (Abiotic stress) từ môi trường. Những stress phi sinh học này có thể trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Hầu như các stress môi trường đều dẫn đến tổng hợp ethylene trong thực vật, gây bất lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, việc kiểm soát tổng hợp ethylene ở thực vật đang trở thành một chiến lược hấp dẫn giúp tăng năng suất cây trồng. Acid 1-aminocyclopropane-1-carboxylic (ACC) là tiền chất để tổng hợp ethylene trong cây. Các vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật (PGPR) có hoạt tính ACC deaminase có vai trò làm giảm nồng độ ethylene trong thực vật (được gọi là “yếu tố điều tiết stress”), đồng thời tăng số lượng nốt sần ở cây họ đậu, qua đó giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn trong điều kiện bất lợi.