Chủ nhật, 15/08/2021 08:22

Bệnh Melioidosis ở Việt Nam: Những nỗ lực trong nâng cao hiệu quả chẩn đoán và dự phòng

ThS Trần Thị Lệ Quyên1, 3, PGS.TS Phạm Công Hoạt2, PGS.TS Bùi Thị Việt Hà3, TS Trịnh Thành Trung1

1Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội

2Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN

3Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Burkholderia pseudomallei - một loài trực khuẩn Gram âm sống hoại sinh trong đất và nước ở các vùng nhiệt đới - là căn nguyên nhiễm trùng melioidosis (hay còn gọi là bệnh Whitmore), một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây tử vong cao (30-70%) và tử vong nhanh (trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện). Hàng năm, trên thế giới có khoảng 165.000 ca mắc melioidosis, trong đó có 89.000 ca tử vong. Việt Nam được coi là nước nằm trong tâm điểm lưu hành của Melioidosis ở cấp báo động đỏ (cấp cao nhất) trên bản đồ dịch tễ học toàn cầu với con số dự tính 10.430 ca mắc mỗi năm, trong đó có 4.703 ca tử vong.

Nhằm góp phần phát hiện bệnh nhanh để có phương án điều trị kịp thời, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu khai thác nguồn gen vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và đánh giá đặc tính sinh học nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán, dự phòng và điều trị”. Thông qua việc thực hiện đề tài, các nhà khoa học đã phát triển thành công bộ kit ELISA chẩn đoán bệnh melioidosis, góp phần giúp phát hiện bệnh sớm và chính xác, từ đó tiếp cận được phác đồ điều trị phù hợp.

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)