Thứ hai, 15/06/2020 08:00

Những phát hiện mới tiêu biểu về di sản ở Tây Nguyên

La Thế Phúc1, Nguyễn Khắc Sử2, Nguyễn Lân Cường2, Lương Thị Tuất1, Vũ Tiến Đức3, Bùi Văn Thơm4, Lê Xuân Hưng5, Phạm Gia Minh Vũ1, Trần Minh Đức1, Nguyễn Trung Minh1

1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Hội Khảo cổ Việt Nam
3 Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
4Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
5Trường Đại học Đà Lạt

Trong các đợt khảo sát thực địa mùa khô năm 2018-2019, các nhà địa chất của đề tài TN17/T06 do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì đã có nhiều phát hiện mới về di sản ở Tây Nguyên. Đây là những di sản hỗn hợp của thiên nhiên và văn hóa, phân bố rải rác ở các tỉnh Tây Nguyên. Nổi bật là núi Chư A Thai và thung lũng sông cổ ở Phú Thiện (Gia Lai) chứa di tích Đá cũ, miệng núi lửa Hố Tre (Krông Ana, Đắk Lắk) chứa di tích Đá mới, hang động núi lửa (Krông Nô, Đắk Nông) chứa di cốt tiền sử. Đề tài cũng thu được các hiện vật như: công cụ đá, phác vật, mảnh tước, mảnh gốm và di cốt người tiền sử. Các phát hiện này đã góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu các giai đoạn phát triển con người ở Việt Nam và khu vực, là cơ sở cho việc xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ để bảo vệ, bảo tồn di sản và phát triển du lịch, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)