
Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mục đích của công tác kiểm tra nhằm kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình chấp hành pháp luật chuyên ngành khoa học và công nghệ, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, các kết luận của Lãnh đạo Bộ và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường hiệu quả phòng ngừa vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý khi có dấu hiệu vi phạm; điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp; giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng quy định pháp luật, kịp thời khắc phục sớm những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật (nếu có) hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp thực tiễn.
Kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Thống nhất kế hoạch kiểm tra và kế hoạch thanh tra hằng năm để tránh chồng chéo, hạn chế ảnh hưởng hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định kiểm tra quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành kiểm tra có trách nhiệm lựa chọn người có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm tra để xem xét, cử tham gia Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra.
Thanh tra Bộ được giao làm đầu mối tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý kế hoạch kiểm tra hằng năm; đôn đốc việc thực hiện kiểm tra của các đơn vị theo đúng kế hoạch; tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra của các đơn vị; báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện; tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức các đơn vị trực thuộc Bộ.
CT