Tăng cường quản lý hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng cho vùng Tây Nguyên (ảnh: Báo Gia Lai).
Theo Quyết định số 1337/QĐ-TTg, các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng; Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn; Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng…
Trong nội dung xây dựng đề án cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao phối hợp với các bộ ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định về Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ cao, đổi mới sáng tạo tại tỉnh Lâm Đồng theo danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao chủ trì nghiên cứu đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt; Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột.
CT