Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Quang Sơn - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, Hội nghị IEEE CAMA 2024 hướng đến mục tiêu tạo ra một diễn đàn liên ngành, nơi các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu và các nhà nghiên cứu trẻ có thể gặp gỡ, trao đổi kiến thức và chia sẻ những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu phát triển hệ thống ăngten và mảng ăngten. Đây còn là cơ hội để thể hiện cam kết của Đại học Đà Nẵng trong việc mở rộng công tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn; với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… đồng thời thúc đẩy các mối liên kết, hợp tác giữa các viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp; mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức, tiềm năng của các công nghệ mới nổi, để cùng hợp tác phát triển các giải pháp sáng tạo, ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quốc phòng, bảo vệ môi trường, sức khỏe.
Hội thảolà một diễn đàn liên ngành nhằm chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các tiến bộ trong phát triển hệ thống ăngten và mảng ăngten như: Kỹ thuật đo lường trong môi trường có kiểm soát và không kiểm soát; các phương pháp đo lường điện từ, đo lường tán xạ và nhiễu xạ, đo trường gần và trường xa; các nền tảng thử nghiệm ăngten mới; đo lường radar và RCS; mô phỏng và dự đoán đo lường trong các cấu hình thực tế. Những lĩnh vực ứng dụng trong nghiên cứu phát triển hệ thống ăngten và mảng ăngten bao gồm: Đo lường điện từ, truyền thông mặt đất và không gian, chiến tranh điện tử, UAV, UAS và drone, các hệ thống vi sóng, milimet và dưới milimet, các phương pháp tán xạ ngược và kỹ thuật hình ảnh, cùng các phương pháp tính toán cho thiết kế ăngten, công nghiệp, y tế và ứng dụng e-health.
PT