Thứ tư, 24/11/2021 10:58

Quản trị về sụt lún đất và quản lý nước dưới đất tại Đồng bằng sông Cửu Long

Với mục đích thảo luận và chia sẻ các vấn đề khoa học có liên quan đến suy giảm nguồn tài nguyên nước dưới đất và hiện trạng sụt lún tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như xác định một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi chính sách quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất, ngày 24/11/2021, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Tổ chức Arcadis (Hà Lan) dưới sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan tổ chức các Hội thảo trực tuyến về “Quản trị về sụt lún đất và quản lý nước dưới đất tại ĐBSCL - khu vực tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An”.

Những năm gần đây, việc khai thác nước ngầm quá mức cùng với tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hoạt động địa chất tân kiến tạo đã kéo theo nhiều hệ lụy, khiến tình trạng sụt lún mặt đất ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Điều này đặt các giải pháp cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, ngành có liên quan nhằm thực hiện đúng Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, giải pháp quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của nhà quản lý, cán bộ địa phương, nhà khoa học và các đơn vị có liên quan đến vấn đề suy giảm nguồn nước dưới đất và sụt lún đồng bằng… Bên cạnh đó, ĐBSCL cần tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo hạn theo tháng, mùa; xây dựng hệ thống giám sát, dự báo cảnh báo sớm diễn biến tài nguyên nước, bao gồm cả phần thượng nguồn, toàn lưu vực và sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển; chủ động rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên cơ sở khả năng thực tế của nguồn nước.

Huỳnh Thanh Điện

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)