Chủ nhật, 25/09/2016 00:49
Số 9 năm 201624 - 31Download

Lịch sử phát triển địa hình thềm lục địa và dải ven biển khu vực từ Đà Nẵng đến Phan Thiết

Nguyễn Thế Tiệp1*, Ngô Quang Toàn1 , Nguyễn Biểu2 , Nguyễn Tứ Dần1 , Trần Anh Tuấn3 , Đoàn Thị Mai Khanh1

* Tác giả liên hệ: Email: thetiepkhcnb@yahoo.com

1 Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Biển

2 Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển

3 Viện Địa chất và Địa vật lý Biển

Các dạng địa hình được thành tạo trong thời kỳ Đệ tứ thuộc 8 nhóm nguồn gốc chính: nguồn gốc sông, biển, sông biển hỗn hợp, biển gió, hồ và đầm lầy, sinh vật, kiến tạo, bóc mòn tổng hợp và núi lửa. Trong Pleistocene và Holocene, hoạt động tân kiến tạo và dao động mực nước Biển Đông đã hình thành địa hình có tính phân bậc rõ nét. Trên lục địa là hệ thống 6 thềm biển phân bố ở các độ cao: 75-80 m tuổi Pliocene, 40-65 m (Pleistocene sớm giữa), 20-30 m (Pleistocene muộn), 10-15 m (cuối Pleistocene muộn), 4-5 m (4.500 năm) và 1,5-3 m (2.120 - 3.100 năm). Dưới đáy biển là các bề mặt phân bố ở các độ sâu: 0-5 m, 10-15 m, 20-25 m, 35-50 m, 50-65 m, 70-80 m, 90-130 m, 130-150 m và 180-200 m, trong đó hệ thống các cồn cát cổ được xác định ở các độ sâu: 170-200 m, 120-150 m, 90-110 m, 30-50 m, 20-35 m và 15-20 m. Thời gian biển hạ thấp đã tạo ra 5 dải châu thổ cửa sông phân bố ở các độ sâu tương ứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đường cong dao động mực nước biển khu vực Nam Trung Bộ có xu hướng giống với các mực nước của đại dương thế giới nhưng giá trị độ cao khác nhau ở các thời kỳ băng hà và gian băng.

Lượt dowload: 497 Lượt xem: 1057
TAGS :

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)